Theo đó, SCIC đã gửi thông báo cho TIS về việc rút ngay 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư tại TIS theo yêu cầu của Chính phủ và Bộ Tài chính. SCIC đề nghị TIS bổ sung nội dung về việc thông qua phương án rút vốn 1.000 tỷ đồng của SCIC theo phương thức rút vốn làm giảm quy mô vốn điều lệ vào chương trình ĐHĐCĐ thường niên 2017 của TIS.
TIS cho biết theo kế hoạch dự án sẽ được khởi động lại từ 1/4/2016, thi công trong vòng 18 tháng đến 1/10/2017 hoàn thành đưa vào sản xuất. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay dự án chưa đủ điều kiện để tái khởi động lại, chủ đầu tư TIS đang chờ chỉ đạo của Chính phủ đối với dự án này.
Tổng vốn đã giải ngân cho dự án tính đến cuối năm 2016 là 4.635 tỷ đồng, trong đó ngân hàng VDB 1,404 tỷ đồng, Vietinbank 1.869 tỷ đồng, chủ đầu tư 1,290 tỷ đồng. Hiện dự án giai đoạn 2 chưa hoàn thành đi vào hoạt động, chưa tạo được nguồn trả nợ, do vậy TIS đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các ngân hàng cho tiếp tục gia hạn thời gian trả nợ gốc, trả nợ lãi vay; thời gian rút vốn phù hợp với tiến độ dự án.
Được biết, trong năm 2015, TIS đã hoàn thành phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho SCIC với tổng số vốn phát hành thêm là 1,000 tỷ đồng. Mục đích phát hành tăng vốn để thanh toán cho các hạng mục đầu tư của dự án cải tạo mở rộng gang thép giai đoạn 2. Khoản tiền này đang được gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB).
Tại cuộc họp báo ngày 19/4/2017, ông Nguyễn Đức Chi, chủ tịch HĐTV SCIC cho biết theo quy định, SCIC phải trình Chính phủ rút vốn điều lệ theo tinh thần bảo toàn vốn Nhà nước và đảm bảo công khai minh bạch trong cách rút. Được biết, hiện đã có đề xuất cụ thể.