Sâu ngoại lai đe dọa 300 loài thực vật lan rộng ở 30 tỉnh

Loại sâu keo mùa thu có thể gây thiệt hại rất lớn trên diện tích ngô của Việt Nam Ảnh: Bình Phương
Loại sâu keo mùa thu có thể gây thiệt hại rất lớn trên diện tích ngô của Việt Nam Ảnh: Bình Phương
TP - Bộ NN&PTNT vừa báo cáo Thủ tướng về sâu mùa thu- một sinh vật ngoại lai rất nguy hiểm đã xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt ở Việt Nam từ đầu năm 2019 đến nay. Loại sâu này đã có mặt trên 30 tỉnh thành và tiếp tục đe dọa cả trăm nghìn hécta ngô của Việt Nam.

Một đêm có thể di chuyển cả trăm km

Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Bộ NN&PTNT cho biết, loài sâu keo mùa thu (Fall Armyworm) xuất hiện hơn 200 năm trước ở Trung Mỹ, trước khi lan sang châu Phi, châu Á và gây hại nặng trên cây ngô.

Năm 2018, Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo Việt Nam, khi loài sâu nguy hiểm trên đã xuất hiện ở Ấn Độ và Sri Lanka. Đến đầu năm 2019, sâu keo mùa thu đã có mặt ở Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng BVTV cho biết, đến đầu năm 2019 vẫn chưa có nhiều thông tin rõ ràng về đặc điểm hình thái, sinh học… loài sâu này.

 Theo ông Dương, dựa trên các mẫu lấy ở các địa phương, Việt Nam phát hiện sự có mặt của sâu keo mùa thu trên ruộng ngô ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Cục BVTV đã gửi mẫu sang CABI (Trung tâm Sinh học Nông nghiệp quốc tế ở Vương quốc Anh) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam phân tích. Ngày 16/4, cả CABI và Học viện Nông nghiệp đều xác định là sâu keo mùa thu.

Ông Dương cho biết, sâu keo mùa thu có thể gây hại trên 300 loài thực vật (ngô, bông, đậu tương, lúa, mía, rau...), trong đó thức ăn ưa thích nhất của sinh vật này là cây ngô. Đây là đối tượng gây hại rất nguy hiểm do có khả năng di cư theo gió, một đêm có thể bay cả trăm kilômét, nên không áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật để ngăn chặn.

Thông tin từ tổ chức Corlife Việt Nam cũng cho biết, dựa trên các dữ liệu phân tích từ châu Phi, CABI ước tính loài sâu hại này sẽ làm giảm sản lượng ngô hằng năm xuống 21% - 53% nếu không áp dụng biện pháp phòng trừ.

Cảnh báo lạm dụng thuốc BVTV

Theo khuyến cáo FAO, với sâu keo mùa thu, biện pháp tốt nhất là áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), kiểm tra đồng ruộng sớm, phát hiện ngắt ổ trứng, làm đất phơi khô diệt ấu trùng, nhộng, dùng bẫy đèn, bẫy cây trồng…Sau IPM mới dùng đến phương án phun thuốc BVTV.

Trước mắt, Cục BVTV đã cho phép sử dụng tạm thời 4 hoạt chất (Bacillus Thuringinensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron) đến hết năm 2019. Đây là những chất đã được thử nghiệm ở Việt Nam và sử dụng hiệu quả ở một số nước. Lãnh đạo Cục BVTV cho biết, ngay cả FAO cũng khuyến cáo, nông dân không nên hoảng sợ, phun ồ ạt các loại thuốc hóa học, thậm chí cả thuốc độc hại như ở một số nước.              

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.