Sau hơn 3 tháng sự cố, vì sao thủy điện A Lưới chưa tái hoạt động?

0:00 / 0:00
0:00
Thời điểm xảy ra sự cố bục vỡ đường ống dẫn nước thuộc nhà máy thủy điện A Lưới.
Thời điểm xảy ra sự cố bục vỡ đường ống dẫn nước thuộc nhà máy thủy điện A Lưới.
TPO - Thủy điện A Lưới (tỉnh TT-Huế) gặp sự cố bục vỡ ống dẫn nước, phải ngừng phát điện kể từ đầu tháng 1/2021, nhưng đến nay vẫn chưa thể tái hoạt động.

Sáng 1/1/2021, tại thủy điện A Lưới - thuộc Công ty CP Thủy điện miền Trung, từng xảy ra sự cố bục vỡ đường ống dẫn nước từ hồ chứa về nhà máy phát điện.

Sự cố khiến nước ngầm tràn ra khu vực taluy gần nhà máy thủy điện, gây hoang mang lo lắng cho người dân cư ngụ tại xã Hồng Hạ (huyện A Lưới). Thời điểm sự cố xảy ra, nước rò rỉ còn tràn ngập sân nhà máy khoảng 30cm, kéo theo bùn đất và đá, nhưng chưa chảy lan vào các sàn của nhà máy. Lưu lượng nước xuất lộ ra tại cơ 177 khoảng 9m3/s.

Sau hơn 3 tháng sự cố, vì sao thủy điện A Lưới chưa tái hoạt động? ảnh 1

Đến nay, các sự cố tại nhà máy thủy điện A Lưới đã khắc phục xong. Tuy nhiên, việc vận hành cần phải chờ đánh giá, thẩm định lại sự an toàn và có sự phê duyệt từ Bộ Công thương.

Sau sự cố, phía thủy điện A Lưới tạm dừng phát điện và triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn. Cùng với đó, nhà máy thủy điện đã phối hợp các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công tổ chức kiểm tra xác định nguyên nhân sự cố

Công ty CP Thủy điện miền Trung nhận định, đoạn hầm áp lực dưới từ chân giếng đứng 2 đến nhà máy đi qua vùng phân bố đá granitdiorit phức hệ Quế Sơn và đá cát bột kết, đá phiến sét hệ tầng Long Đại.

Các vị trí bị sự cố đều nằm trong vùng phân bố đá phiến sét hệ tầng Long Đại. Tại vị trí km11+331,8 nằm cách đứt gãy bậc IV về phía hạ lưu là 41m và cách đứt gãy bậc V về phía thượng lưu là 25m.

Công ty CP Thủy điện miền Trung cho biết, quá trình vận hành từ năm 2012 đến nay, trong khu vực công trình thủy điện ghi nhận hơn 60 lần rung chấn và động đất. Trong đó, trận động lớn nhất vào ngày 15/5/2014 có cường độ 4,7 độ richter, tâm chấn cách nhà máy 4,9 km về hướng Bắc - Đông Bắc, tọa độ tâm chấn 16,32 độ vĩ bắc, 107,37 độ kinh Đông.

Lần gần nhất xuất hiện trận rung chấn là vào ngày 25/12/2020, được nhà máy ghi nhận 1 tuần trước khi xảy ra sự cố bục vỡ ống dẫn nước.

Qua hơn 3 tháng từ khi xảy ra sự cố đến nay, nhà máy thủy điện A Lưới vẫn chưa tái hoạt động trở lại, mặc dù trước đó, đơn vị đưa ra kế hoạch tái vận hành vào tháng 2/2021.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Lương Bảy, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh TT-Huế, cho biết, trước hiện tượng nứt vỡ mối hàn điểm nối đường ống dẫn nước thuộc nhà máy thủy điện A Lưới, cơ quan chức năng đã tổ chức đánh giá về sự cố này, để đưa ra giải pháp khắc phục.

“Hiện nay, sự cố tại đường ống của nhà máy đã khắc phục xong, đã xử lý hàn nối điểm nứt vỡ, rò rỉ. Tuy nhiên, nhà máy chưa vận hành phát điện trở lại vì lý do chờ đơn vị tư vấn đánh giá lại toàn bộ kết quả xử lý, thẩm định độ an toàn của công trình để báo cáo Bộ Công thương. Trên cơ sở đó, Bộ Công thương có phê duyệt thì nhà máy mới hoạt động trở lại”, ông Nguyễn Lương Bảy thông tin.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.