Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông

Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông
TPO - Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 24/4, tại ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), căn nhà của thầy giáo Kha Nam, cán bộ Phòng GD-ĐT Kế Sách bị nhấn chìm xuống sông An Mỹ.

Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông

> Sạt lở bờ sông mất 17 căn nhà
> 29 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm

TPO - Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 24/4, tại ấp Phú Tây, xã An Mỹ, huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng), căn nhà của thầy giáo Kha Nam, cán bộ Phòng GD-ĐT Kế Sách bị nhấn chìm xuống sông An Mỹ.

Nhà thầy giáo Kha Nam
Nhà thầy giáo Kha Nam.

Đây là căn nhà thứ 3 trong số 19 căn nhà của các hộ dân ở khu vực này bị nhấn chìm.

Trước đó, cũng vào khoảng 1 giờ ngày 28/4, hai căn nhà của hộ ông Nguyễn Ngọc Ánh và Huỳnh Văn Mến bất ngờ bị sập hoàn toàn xuống sông trong tích tắc, gây thiệt hại khoảng 2 tỉ đồng. Rất may không có thiệt hại về người vì đã kịp chạy ra khỏi nhà trước khi nhà bị rớt xuống sông.

Sáng ngày 29/4, có mặt tại xã An Mỹ, chúng tôi chứng kiến cảnh rất xót xa khi ba căn nhà bị sụp xuống sông, trong đó 2 căn của ông Ánh và ông Mến là mất dạng, còn nhà thầy giáo Kha Nam gồm 2 tầng thì chỉ còn tầng trên nổi trên mặt nước…

Mặt đường cao hơn nền nhà của dân
Mặt đường cao hơn nền nhà của dân.

Ông Huỳnh Phú Danh, Phó Chủ tịch UBND xã An Mỹ, cho biết: “Vụ sạt lở rất bất ngờ bởi gần 10 năm nay, khu vực này không hề xẩy ra tình trạng này. Vì vậy, khi xẩy ra sự cố, nhiều người dân bàng hoàng, trở tay không kịp”.

Theo lời kể của ông Huỳnh Văn Mến, vào khoảng 12 giờ ngày 27/4, ông đi dự đám cưới của một người cháu. Khi tan đám, trở về nhà thì phát hiện ống nước bị xì một cách bất thường.

Kiểm tra xung quanh thì phát hiện có vết nứt ở gần nhà (do các hộ dân này năm cạnh bờ sông An Mỹ và cạnh đường giao thông về trung tâm xã đang thi công).

Nghi sạt lở, ông chạy sang đập cửa báo cho gia đình ông Ánh biết. Khi mọi người trong hai gia đình này vừa kịp chaỵ ra ngoài đường thì hai căn nhà đổ ùm xuống sông, không để lại một dấu vết nào. Tài sản trong hai ngôi nhà đó cũng trôi theo dòng nước.

Lực lượng chức năng giúp bà con tháo dỡ nhà
Lực lượng chức năng giúp bà con tháo dỡ nhà.

Ngay sau khi xẩy ra sự cố, UBND xã An Mỹ và huyện Kế Sách đã huy động lực lượng hơn 100 người gồm: bộ đội, công an, dân quân tự vệ và các đoàn thể giúp người dân trục vớt tài sản bị chìm xuống sông, tháo dỡ nhà cửa và di dời tài sản những căn nhà liền kề đang có nguy cơ cao.

Được sự động viên của chính quyền đại phương, gia đình thầy giáo Kha Nam đã di dời tài sản lên trú tại trường Tiểu học An Mỹ 2. Đúng như dự đoán, vào lúc 1 giờ ngày 29/4, nhà thầy giáo Kha Nam cũng sập hẳn xuống sông.

Tài sản của dân được dưa vào trường học
Tài sản của dân được dưa vào trường học.

Ông Huỳnh Phú Danh, Phó Chủ tịch UBND xã An Mỹ, cho biết: “Toàn bộ khu vực nằm trong vùng có nguy cơ bị sạt lở có 19 gia đình với 74 người. Chúng tôi đã lập đoàn công tác đến từng nhà vận động bà con di dời đến nơi an toàn đề phòng bất trắc xẩy ra. Xã cũng cử lực lượng giúp bà con di dời tài sản đến nơi an toàn. Với 3 hộ bị mất nhà, chúng tôi bố trí bà con lên ở tạm tại trường Tiểu học An Mỹ 2 của xã. Riêng 16 hộ khác, bà con cũng đã rời nhà đến nơi an toàn. Nhà cửa tài sản của bà con thì xã cử lực lượng túc trực 24/24 giờ để bảo vệ an toàn. Đến thời điểm này đã hoàn tất việc di dời toàn bộ 74 nhân khẩu của 19 hộ dân cùng các tài sản có giá trị trong 19 căn nhà tại khu vực sạt lở nguy hiểm ngay trung tâm xã An Mỹ vào nơi an toàn”.

Con đường đang thi công bị sạt hơn một nửa
Con đường đang thi công bị sạt hơn một nửa.

Có mặt vùng sạt lở sáng ngày 29/4, ông Lý Hóc Khị, Phó Chủ tịch UBND huyện Kế Sách, cho biết: “Trước mắt, chúng tôi bố trí cho người dân ở tạm tại trường học, UBND xã An Mỹ và nhà người thân, bà con. Bố trí lực lượng túc trực 24/24 giờ để bảo vệ tài sản, an toàn cho các phương tiện lưu thông qua khu vực này và sẵn sàng ứng phó tình huống xấu diễn ra”.

Dấu tích còn lại của nhà ông Ánh
Dấu tích còn lại của nhà ông Ánh.

Ngày 28/4, UBND tỉnh Sóc Trăng đã cử cán bộ chuyên môn xuống hiện trường phối hợp cùng địa phương khắc phục hậu quả, tìm phương án giải quyết tiếp theo. Trước mắt, UBND huyện Kế Sách hỗ trợ 2 triệu đồng cho mỗi hộ bị mất nhà để ổn định cuộc sống ban đầu. Trong ngày 29/4, các ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng trực tiếp xuống đo đạc, khảo sát, đánh giá nguyên nhân, mức độ sạt lở nguy hiểm tại khu vực này và đề xuất giải pháp khắc phục lâu dài.

Đường vào khu vực nguy hiểm bị phong tỏa
Đường vào khu vực nguy hiểm bị phong tỏa.

Một số hình ảnh vụ sạt lở:

Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông ảnh 8
Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông ảnh 9
Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông ảnh 10
Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông ảnh 11
Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông ảnh 12
Sạt lở, ba căn nhà bị nhấn chìm xuống sông ảnh 13

Xuân Lương

Theo Viết
MỚI - NÓNG
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
DaLAB, Bùi Trường Linh hòa giọng cùng hàng nghìn sinh viên tại Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival
TPO - Nối tiếp những chương trình biểu diễn thành công trước đó, buổi diễn cuối cùng của Ngày Thẻ Việt Nam 2024 - Sóng Festival khép lại với sự xuất hiện của nhóm nhạc Da LAB và ca sĩ Bùi Trường Linh. Hàng nghìn khán giả của chương trình say sưa hát theo, hòa giọng với những bản tình ca của Da LAB và Bùi Trường Linh.