Sập giàn giáo trong hầm đèo Cổ Mã, nhiều người bị thương

Anh Bằng kể lại tai nạn. Ảnh: Lê Huỳnh.
Anh Bằng kể lại tai nạn. Ảnh: Lê Huỳnh.
Tài xế ôtô được cho là quên hạ cần trục, va vào giàn giáo khiến nó bị sập, hất văng 4 công nhân và đè nhiều người bên dưới.

19h ngày 17/3, ôtô chở máy khoan đến lắp đặt giàn giáo bằng sắt cao 9 m, rộng 6 m để gia cố chống thấm trên đỉnh hầm đường bộ qua đèo Cổ Mã (quốc lộ 1, đoạn qua xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa). Khi lắp xong, chiếc xe này lùi ra ngoài cửa hầm nhưng cần trục xe không được hạ xuống.

"Phát hiện sự việc, nhiều người tri hô nhưng chiếc xe vẫn lùi, va phải giàn giáo khiến nó bị đổ. Tôi cùng 3 công nhân đang đứng trên giàn giáo rơi xuống", anh Nguyễn Văn Bằng - Đội trưởng thi công phía bắc đường hầm kể lại trên giường bệnh.

Ngoài 4 công nhân bị thương nặng, hơn 10 người khác làm việc phía dưới cũng bị đè gây thương tích.

Bệnh viện Đa khoa Phú Yên cho biết, nhóm công nhân bị thương nặng đang được điều trị tích cực. Trong đó, anh Lê Văn Bình (35 tuổi, quê Nghệ An) bị gãy 6 xương sườn, đa chấn thương đang được điều trị tại Khoa Hồi sức, cấp cứu.

Hầm đường bộ Cổ Mã dài 500 m, gồm hai ống hầm đường kính 11 m nằm song song, cách nhau 30 m, được đầu tư theo hình thức BT với kinh phí hơn 570 tỷ đồng.

Đây là hạng mục thuộc dự án hầm đường bộ qua đèo Cả trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, do công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả làm chủ đầu tư. Hầm đèo Cổ Mã đã được thông tuyến kỹ thuật ngày 22/11/2014, đang trong quá trình gia cố, hoàn thiện.

Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.