Các nhà khoa học phát biểu hôm thứ 5 vừa qua rằng các cồn nổi được chụp lại bởi tàu New Horizons của Nasa, chúng nằm ở ranh giới giữa một con sông băng ni-tơ hình trái tim (với kích thước ngang bằng nước Pháp, có tên gọi Sputnik Planitia) và dãy núi Al Idrisi Montes được tạo thành từ nước đóng băng.
Những cồn nổi này bao trum diện tích khoảng 2.000 km2, xấp xỉ kích thước của Tokyo. Sự tồn tại của chúng thực sự gây bất ngờ. Có một vài ý kiến tỏ ra nghi ngờ về việc liệu áp suất rất mỏng, chủ yếu chứa ni-tơ của Sao Diêm Vương với một lượng nhỏ khí mê-tan và các-bon mô-nô-ô-xít có thể tập trung lượng gió cần thiết để tạo thành những đặc điểm như vậy.
Sao Diêm Vương, nhỏ hơn mặt trăng của chúng ta với đường kính khoảng 2.380 km, quỹ đạo có cách 5,8 tỷ km từ mặt trời, gấp khoảng 40 lần so với Trái Đất, với bề mặt gồm đồng bằng, núi, miệng núi và thung lũng.
Khí mê-tan, các-bon mô-nô-ô-xít và ni-tơ, tất cả các khí trên Trái Đất, đều được kết tủa chắc chắn với nhiệt độ gần bằng độ không tuyệt đối của Sao Diêm Vương. Những cồn nổi trên hành tinh này được hình thành bởi những cơn gió tốc độ 35 km/h thổi hạt mê-tan đông lại từ các đỉnh núi xuống.
Những cồn nổi Sao Diêm Vương có hình thù giống với một số trên trái đất như tại Thung lũng chết của California (Death Valley) và sa mạc Taklamakan của Trung Quốc, dù thành phần của chúng khác nhau.
Nhà vật lý học và địa chất học Eric Parteli của Đại học Cologne cho biết, các cồn nổi cũng đã từng được phát hiện ở những nơi khác trong hệ mặt trời bao gồm các hành tinh Sao Hỏa và Sao Kim, mặt trăng Titan của Sao Thổ, và mặt trăng Triton của Sao Hải Vương. Các cồn nổi của Sao Diêm Vương có thể đã được hình thành trong suốt 500.000 năm qua.