Sáng 23/6, TPHCM thêm 51 ca mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Sáng 23/6, TPHCM thêm 51 ca mắc COVID-19
TPO - Sáng 23/6, Bộ Y tế cho biết có thêm 55 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong nước tại TPHCM (51 ca), Bắc Giang (2), Nghệ An (2); trong đó 45 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

2 bệnh nhân (BN13728-BN13729) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang trong khu cách ly và khu vực đã được phong tỏa, liên quan đến công nhân làm tại các Khu công nghiệp. Kết quả xét nghiệm ngày 22/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

2 bệnh nhân (BN13730-BN13731) ghi nhận tại tỉnh Nghệ An: là các trường hợp F1, đã được cách ly. Kết quả xét nghiệm ngày 22/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

51 bệnh nhân (BN13732-BN13782) ghi nhận tại TP.HCM: 40 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 1 ca liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng, 10 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 174.948.

Có 18 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Hải Phòng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Đồng Tháp, Thái Bình, Vĩnh Phúc) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.598.405 xét nghiệm cho 5.928.149 lượt người .

Thông tin tiêm chủng:

Có thêm 107.772 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 22/6/2021.

Tính đến 16 giờ ngày 22/6/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm 2.569.156 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 là 133.843 người.

Chi tiết 107.772 người được tiêm tại 45 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Quốc phòng trong ngày 22/6/2021 như sau:

1- Hà Nội: 625

2- Hải Phòng: 696

3- Thái Bình: 266

4- Nam Định: 696

5- Hà Nam: 96

6- Ninh Bình: 403

7- Thanh Hóa: 2.023

8- Bắc Ninh: 871

9- Hải Dương: 36

10- Hưng Yên: 637

11- Bắc Cạn: 48

12- Quảng Ninh: 2.715

13- Nghệ An: 1.441

14- Hà Tĩnh: 855

15- Hà Giang: 123

16- Cao Bằng: 632

17- Sơn La: 1.125

18- Quảng Bình: 559

19- Quảng Trị: 428

20- Thừa Thiên Huế: 540

21- Đà Nẵng: 1.973

22- Quảng Nam: 677

23- Quảng Ngãi: 2.802

24- Bình Định: 173

25- Khánh Hòa: 156

26- Ninh Thuận: 1.844

27- Bình Thuận: 897

28- Kon Tum: 870

29- Gia Lai: 490

30- Đắc Lắc: 2.090

31- Đắc Nông: 750

32- TP Hồ Chí Minh: 35.148

33- Bà Rịa Vũng Tàu: 1.439

34- Đồng Nai: 10.159

35- Tiền Giang: 277

36- Long An: 1.878

37- Lâm Đồng: 1.356

38- Tây Ninh: 1.636

39- Cần Thơ: 1.036

40- An Giang: 2.810

41- Bến Tre: 96

42- Đồng Tháp: 2.457

43- Bình Dương: 3.288

44- Bình Phước: 4.360

45- Bạc Liêu: 1.270

46- BV/Viện/Trường: 10.798

47- BỘ QUỐC PHÒNG: 2.284

Chiều 22/6, Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19 đã tổ chức tập huấn cho 20 tỉnh, thành phía Nam (từ Ninh Thuận trở vào) các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong khu công nghiệp (KCN), cơ sở sản xuất, đảm bảo vừa chống dịch vừa an toàn sản xuất.

Ở điểm cầu trung tâm tại Văn phòng 2 Bộ Y tế, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tes hỗ trợ TP.HCM phòng, chống dịch COVID-19 đã tập huấn cho các điểm cầu về kiểm tra, đánh giá nguy cơ, hướng dẫn sử dụng bảng điểm đánh giá nguy cơ trong doanh nghiệp, và các phương án phòng chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh, KCN.

Trước đó, ngày 20 và 21/6, đoàn đã tập huấn cho 100 tổ kiểm tra đánh giá nguy cơ trong doanh nghiệp tại TP.HCM và 60 tổ kiểm tra đánh giá nguy cơ trong doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi tập huấn, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế cho biết, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đang diễn biến phức tạp tại khu vực phía Nam (TP.HCM) và tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, một số tỉnh Tây Nam bộ và một số tỉnh miền Trung cũng bắt đầu xuất hiện những ca bệnh.

Bên cạnh dịch bùng phát trong cộng đồng dân cư thì dịch bệnh đã len lỏi vào các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, như tại Bắc Ninh, Bắc Giang, TP.HCM và Bình Dương.

Để bảo vệ KCN, cơ sở sản xuất và công nhân, bên cạnh các biện pháp đã làm: Khoanh vùng, truy vết, tiêm vắc xin, thì vấn đề triển khai kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của các cơ sở sản xuất trong giai đoạn này là rất cần thiết.

Dựa trên kinh nghiệm từ việc phòng chống dịch trong KCN tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Bộ Y tế thực hiện việc tập huấn cho các tỉnh thành phía Nam về việc kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn trong cơ sở sản xuất.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn mong muốn sau buổi tập huấn này, với sự hỗ trợ chuyên môn từ Sở Y tế và CDC, Ban Quản lý các KCN và các sở ngành ở các tỉnh, thành sẽ thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá. Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh xâm nhập vào KCN, cơ sở sản xuất, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng đề nghị các tỉnh thành, dựa trên kinh nghiệm sử dụng chiến thuật phối hợp về xét nghiệm nhanh, mẫu gộp PCR và mẫu đơn PCR, cần chủ động mua sắm test nhanh. Khi có các điểm dịch tại các cơ sở sản xuất, các test nhanh này sẽ giúp nhanh chóng nhận diện được trường hợp nguy cơ, kịp thời khoanh vùng, dập dịch.

Bên cạnh đó, các KCN mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào kiểm tra giám sát. Khi phát hiện ca nhiễm trong phân xưởng thì công tác truy vết sẽ đơn giản, nhanh chóng.

Đặc biệt, các cơ sở sản xuất nên thành lập tổ COVID-19 cộng đồng từ 2-4 người, có trách nhiệm thường xuyên giám sát các biện pháp phòng chống dịch ngay tại phân xưởng, kiểm tra độ an toàn được khuyến cáo, để tiến hành các công tác cần thiết phòng chống dịch.

Hiện nay, mục tiêu quan trọng nhất là đảm bảo an toàn sản xuất. Các doanh nghiệp cần thực hiện chuỗi an toàn từ nơi lưu trú - vận chuyển công nhân – môi trường sản xuất an toàn. Có thể bố trí 20-30% người lao động trong khu lưu trú tập trung đã được quán triệt các biện pháp chống dịch. Với lực lượng người lao động được bảo vệ nghiêm ngặt này các địa phương sẽ tiếp tục duy trì sản xuất trong tìnnh hình mới, an toàn và đảm bảo sản xuất.

MỚI - NÓNG