> Phải bình ổn giá sữa trẻ em
> Giá của cần lao
Bộ Y tế, Bộ Tài chính phải báo cáo về vấn đề này trước ngày 15/9 để xem xét, xử lý. Trước đó, báo chí phản ánh việc Bộ Y tế đưa mặt hàng sữa vào danh mục thực phẩm bổ sung, từ đó các sản phẩm sữa được loại khỏi danh mục hàng hóa cần phải quản lý giá và làm cho giá sữa tăng cao.
Theo một bảng thống kê giá của một số sản phẩm sữa bột nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp, mức giá nhập khẩu, từ 4-5 USD/hộp (khoảng 80.00- 100.000 đồng), còn giá bán lẻ trên thị trường từ 400.000-900.000 đồng, gấp 5-9 lần giá nhập khẩu.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 12/9, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) Lê Văn Giang cho biết, Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) đã có buổi làm việc với Cục An toàn thực phẩm để làm rõ bản chất đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi quy định tại Điểm h, Điều 15, Luật Giá.
Ông Giang cho biết, hai cơ quan đã thống nhất: “sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là các sản phẩm sữa và các sản phẩm có chứa sữa dùng cho trẻ dưới sáu tuổi với tên sản phẩm Dinh dưỡng công thức cho trẻ em (trong đó gồm cả các sản phẩm dạng bột hoặc dạng lỏng), các sản phẩm này đều phải thực hiện kê khai giá”.
Theo ông Giang, từ rất nhiều năm nay kể cả trước và sau ngày 01/01/2011 (thời điểm phải điều chỉnh tên sản phẩm cho phù hợp) các sản phẩm sữa dạng bột và các sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ năm nào cũng vài lần tăng giá.
Phải chăng giá các sản phẩm này tăng là do nhiều nguyên nhân, ví dụ như giá điện, nước, nhân công, vận chuyển, kho tàng bến bãi, giá nguyên liệu tăng, tỷ giá đô la thay đổi..., “Do vậy theo một số doanh nghiệp lớn trong ngành sữa của Việt Nam và nhập khẩu thì giá sữa vẫn tăng từ trước nay chứ không phải bây giờ mới tăng do có sự thay đổi về tên sản phẩm làm cho các sản phẩm này ra khỏi danh mục bình ổn giá”- Ông Giang khẳng định.