Chúng ta thường xuyên đánh giá thấp những rủi ro từ các mầm bệnh được biết đến trong bếp. Cùng đọc để tìm hiểu về những sai lầm về an toàn thực phẩm bạn không biết.
1. Bổ dưa mà không rửa
Bạn thường bổ một quả dưa trên một chiếc thớt sạch và cắt thành từng miếng bởi một con dao sạch. Bạn có thể mang vi khuẩn có hại từ bên ngoài vỏ dưa vào miếng dưa vàng của bạn.
Trong năm 2010 Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã khảo sát 4.500 người, gần như 100 % người được hỏi cho biết họ rửa cà chua trước khi chuẩn bị hoặc ăn chúng, nhưng chỉ có 51% nói rằng họ làm như vậy với dưa. Một năm sau đó, dưa bẩn đã dính líu vào một vụ dịch Listeria, giết chết 33 người và gây bệnh cho gần 150 người. Tất cả những sản phẩm thô có thể chứa vi khuẩn gây hại bên ngoài.
Giải pháp: Rửa sạch dưa, để ráo nước chảy trước khi gọt vỏ, trước khi bổ và ăn. Bạn có thể sử dụng một bàn chải để chà vỏ như dưa hấu và dưa chuột.
2. Chất quá nhiều đồ trong tủ lạnh
Bởi vì nếu bạn chất quá nhiều đồ, khi không khí lạnh không thể lưu thông, tủ lạnh của bạn nóng lên và vi khuẩn vô hình bắt đầu phát triển nhanh chóng hơn. Hầu hết các tủ lạnh không hiển thị nhiệt độ thực tế, vì vậy bạn không thể biết được.
Giải pháp: Đặt nhiệt độ ở mức 4 độ C và tránh chất quá nhiều đồ trong tủ lạnh là cách tốt nhất bạn nên làm.
3. Dùng bọt biển mà không rửa
Bạn thường lau dụng cụ nhà bếp và bát đĩa bằng một miếng bọt biển. Sau đó, bạn để bọt biển ở nhiệt độ phòng và lại tiếp tục dùng cho những lần sau. Điều này khiến bạn vô tinh đã tạo ra một loại vi khuẩn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Giải pháp: Đầu tiên, hãy sử dụng 2 miếng bọt biển khác nhau, một miếng để rửa bát đĩa còn một miếng để làm sạch bồn rửa và kệ bếp, bác sỹ Marisa Moore phát ngôn viên của Viện Dinh Dưỡng và Chế Độ Ăn Uống đưa ra lời khuyên. Thứ hai, hãy giặt và vệ sinh bọt biển của bạn mỗi đêm. Theo Jennifer Quinlan, Tiến sĩ, Phó giáo sư tại Đại học Drexel, phương pháp tốt nhất là đặt bọt biển vào lò vi sóng để giữ chúng sạch sẽ, hoặc chỉ cần đặt chúng trong máy rửa chén. Hãy cẩn thận khi gỡ bọt biển từ lò vi sóng vì chúng sẽ rất nóng.
4. Lưu trữ trứng tại cửa tủ lạnh
Tủ lạnh thường gắn kèm một ngăn tiện dụng để đựng trứng ở cửa, do đó, bạn sử dụng nó. Nhưng có một vài vấn đề với điều này. Đầu tiên, cánh cửa là phần nóng nhất của tủ lạnh. Ngoài ra, bạn có nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ tủ lạnh của bạn.
Giải pháp: Hãy lưu trữ trứng của bạn ở phần lạnh nhất của tủ lạnh. Cửa tủ lạnh là nơi không an toàn vì nhiệt độ dao động bất cứ khi nào nó mở ra và đóng lại.
5. Ước lượng khi nấu thịt gà
Để kiểm tra xem thịt gà chín chưa, bạn cắt thành một mảnh. Nếu nước luộc trong, bạn nghĩ rằng thịt gà đã chín. Thật không may, điều này là không đủ bằng chứng, và thịt gà của bạn có thể nhiễm khuẩn salmonella.
Giải pháp: Sử dụng một nhiệt kế thực phẩm và nấu thịt gà cho đến khi nó đạt đến một nhiệt độ bên trong là 74 độ c. Trong khi 2/3 số người Mỹ cho biết họ sở hữu một nhiệt kế thực phẩm, chỉ có 17% luôn luôn sử dụng nó để nấu ăn thịt gà và gần một nửa người trong số đó không bao giờ sử dụng. Gà nấu chưa chín có liên quan đến vi khuẩn gây bệnh như salmonella, Staphylococcus, Listeria và E.coli. Trong thực tế, bạn có cùng nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ gia cầm hữu cơ và các tác nhân gây bệnh này có rất ít khả năng kháng thuốc kháng sinh.
6. Đánh giá thức ăn thừa qua vị giác, thị giác hoặc mùi
Thức ăn thừa của bạn đã để trong tủ lạnh 6 ngày, nhưng vẫn có vẻ rất còn ngon, và bạn có thể dùng để ăn tiếp. Thật không may cho bạn, các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm không ảnh hưởng đến mùi, hương vị hay vẻ ngoài của thực phẩm.
Giải pháp: Hoặc để đóng băng hoặc vứt bỏ thức ăn thừa trong vòng 3-4 ngày. Ngay cả một vết cắn nhỏ có thể làm cho bạn bị bệnh, Tiến sỹ Jennifer Quinlan khuyên.
7. Không rửa tay trước rửa, chế biến thực phẩm
Bạn lấy rau diếp và cà chua ra khỏi tủ lạnh và rửa chúng trong nước máy. Nhưng nếu bạn không rửa sạch tay mình trước, bạn sẽ truyền vi khuẩn vào thực phẩm.
Giải pháp: Rửa tay bằng xà phòng và dòng nước ấm trong 20 giây trước khi chuẩn bị hoặc ăn thực phẩm. Hãy chắc chắn để có được cổ tay, mu bàn tay, giữa các ngón tay và móng tay của bạn. "Rửa tay có thể là bước quan trọng nhất để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm," bác sỹ Marisa Moore nói.
8. Sử dụng một loại đũa, kẹp gặp cho cả thịt sống và thịt đã nấu chín
Đũa, kẹp khi sử dụng để gắp đồ ăn sống đã nhiễm khuẩn vì vậy bạn không nên dùng đũa, kẹp đó để gắp đồ ăn sống.
Giải pháp: Sử dụng đũa, kẹp gắp khác nhau cho thịt sống, hải sản... Nếu bạn chỉ có một bộ dao dĩa, đũa, bạn hãy rửa kỹ bằng xà phòng dưới nước ấm trước khi sử dụng nó một lần nữa. Đồ dùng bẩn có thể truyền vi khuẩn gây hại và nước uống cũng như thực phẩm nấu chín của bạn.