Quan niệm “nhất phao câu, nhì đầu, cánh” trước đây được hiểu là dùng để chỉ những bộ phận ngon nhất của gà. Tuy nhiên quan niệm đó đã được các chuyên gia dinh dưỡng thay đổi hoàn toàn dựa trên cách phân tích khoa học và đặc điểm sức khỏe của từng người khi thưởng thức những món đó.
Những bộ phận của gà sau đây bạn cần cân nhắc khi ăn nếu cơ thể bạn không thích hợp để dung nạp:
Phao câu
Phao câu là bộ phận nhiều người thích ăn trong gà bởi nó mềm, béo ngậy, thơm mùi mỡ gà rất đặc trưng. Nhiều người cho rằng ăn phao câu sẽ giảm nhức đầu, điều hòa kinh nguyệt, đẹp da, đẹp tóc. Nhưng thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó.
Thực chất, phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn đọng ở đây lâu dần, nó trở thành cái “nhà kho lớn” chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm gây bệnh. Nếu ăn nhiều và thường xuyên rất dễ có nguy cơ khiến bạn bị ung thư.
Đầu gà, cổ gà
Cổ gà tập trung rất nhiều mạch máu và tuyến dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết là nơi tập trung nhiều độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại. Bên cạnh đó, đầu gà cũng tập trung nhiều chất nhầy, rất bẩn. Vì vậy nếu vì sở thích ăn đầu và cánh thì tốt nhất bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Cần loại bỏ hết nhớt ở đầu, cổ gà nên lột da bóc hết hạch.
Với trẻ em, bạn tuyệt đối không nên cho ăn bộ phận này vì nếu ăn sẽ vô tình nạp trực tiếp chất độc vào cơ thể.
Cánh gà
Cánh gà là nơi tập trung chất béo của da và gân xương vừa giòn vừa mềm tăng thêm phần khoái khẩu. Tuy nhiên, phần cánh gà thường được chọn để tiêm phòng nên cần cân nhắc khi ăn.
Với một số người có cơ địa béo phì và mắc bệnh như máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ… thì hạn chế ăn, còn với những người không có tiền sử bệnh, nếu là sở trường thì khi có dịp, đừng ngần ngại, vì một lượng chất béo từ mỡ gà vào cơ thể không có gì đáng phải lo ngại.
Phổi, nội tạng gà
Các bộ phận thuộc hệ hô hấp của gà là nơi chứa đựng rất nhiều các chất độc và các vi khuẩn gây bệnh khác nhau, phổi gà rất dễ có các ký sinh trùng sinh sống như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt,... nấu chín cũng không thể loại bỏ được chúng. Do đó, cần tuyệt đối không ăn phổi gà.
Với nội tạng gà, hàm lượng cholesterol rất cao, đồng thời, nội tạng cũng là bộ phận dễ nhiễm virus, ký sinh trùng và vi khuẩn. Nhất là gan gà, tuy chứ nhiều dinh dưỡng nhất trong nội tạng nhưng đây cũng là nơi chứa mầm bệnh, tích lũy nhiều kim loại nặng. Do vậy, bạn cũng nên hạn chế ăn, nhất là với phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ và những người có bệnh mãn tính.
Những điều cần tránh khi ăn thịt gà
Đối với những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, thống phong, béo phì thì không nên ăn nhiều vì trong đó có chứa nhiều cholesterol. Đối với người đã ăn quá thừa mỡ trong khẩu phần ăn hằng ngày thì nên nói “không” với phao câu, đầu, cánh cũng như da và nội tạng.
Hạn chế ăn gà nướng, gà quay vì khi nướng, chất mỡ béo sẽ chảy xuống nguồn lửa, thêm vào đó là lượng dầu ăn được dùng để phết lên da hoặc vỉ nướng sẽ tạo ra loại khí độc PAH (Polycyclic Aromatic Hydrocarbon). PAH sẽ bám vào thức ăn qua khói, có thể gây ung thư.
Những người khi cơ thể đang mẫn cảm, dễ bị dị ứng, hen suyễn,…. cũng nên hạn chế ăn, nhất là da gà vì khi ăn vào sẽ khiến bệnh nặng thêm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng với những người bệnh hen suyễn.