Sai lầm 'độc khủng khiếp' khi rửa bát đũa khiến cả nhà mang bệnh

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Rửa bát đĩa là việc làm hàng ngày của mọi gia đình. Thế nhưng công việc tưởng hết sức đơn giản này nếu làm không đúng cách, lại có thể là đường gây bệnh khủng khiếp cho cả nhà. 

Dùng vải rửa chén như "vải vạn năng"

Một số người vì muốn tiết kiệm hoặc có thể do cảm thấy tiện lợi nên chỉ dùng một chiếc khăn vừa rửa chén bát vừa lau bàn bếp, thậm chí lau luôn cả bát đĩa sau khi rửa. Tuy nhiên điều này rất có hại vì nó sẽ vô tình khiến các vi khuẩn lây truyền từ nơi này sang nơi khác, đặc biệt nếu vi khuẩn dính trên bát đĩa khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Dầu còn lại trong đĩa được đổ trực tiếp vào cống

Sau bữa ăn, thường có một lượng nhỏ dầu và nước ở đĩa. Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay nước thừa này vào cống. Tuy nhiên, nếu thiết bị tách nước và dầu không được lắp đặt trong cống, dầu là chất gây ô nhiễm lớn nhất trong nước. Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, rất dễ kết tụ và làm tắc đường ống nước.

Để bát đũa ẩm

Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Sai lầm 'độc khủng khiếp' khi rửa bát đũa khiến cả nhà mang bệnh ảnh 1

Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. Ảnh minh họa: Internet

Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa

Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...

Ngâm bát đũa lâu mới rửa

Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.

Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.

Thói quen rửa đũa sai lầm 90% mọi người mắc

Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.

Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.

Sai lầm 'độc khủng khiếp' khi rửa bát đũa khiến cả nhà mang bệnh ảnh 2

Cách rửa đũa chà xát vào nhau sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh. Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra sau khi rửa đũa, nhiều người không có thói quen lau khô đũa càng tạo ra môi trường ẩm ướt là “thiên đường" cho các loại vi khuẩn, nấm mốc và đặc biệt có chất gây ung thư nghiêm trong – aflatoxin cũng có thể được sản sinh.

Hơn nữa, cách rửa đũa này có thể vô tình dẫn đến lây nhiễm chéo các vi sinh vật gây bệnh từ đũa của người này sang người khác và vô số bệnh truyền nhiễm cũng có thể lây theo cách này.

Thêm một thói quen rửa bát đũa sai lầm mà nhiều người mắc đó là thay vì rửa bát ngay sau khi ăn, họ lại cho tất cả vào bồn hoặc chậu và ngâm trong nước rửa bát. Cách làm này vô tình khiến cho các hóa chất từ nước rửa bát có cơ hội xâm nhập sâu vào đũa mà nếu chỉ rửa bằng nước cũng chưa đủ để loại bỏ.

Nếu các loại hóa chất đi vào trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ của các ion canxi trong máu, gây tình trạng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Cách rửa đũa chính xác tránh gây bệnh

Muốn rửa đũa sạch, nhanh mà không gây bệnh, các chị em nhất định phải chú ý tới những điều sau:

Rửa từng chiếc: Cách làm này không tốn thời gian nhiều hơn so với việc rửa cả bó đũa mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Sau khi pha nước rửa bát vào chậu nước, bạn cho đũa vào chậu rồi dùng giẻ mềm rửa sạch, sau đó rửa thêm một lần nữa bằng nước thường.

Điều này sẽ tránh việc đũa ma sát vào nhau và tránh được cả việc hóa chất ngấm vào đũa.

Sai lầm 'độc khủng khiếp' khi rửa bát đũa khiến cả nhà mang bệnh ảnh 3

Sau một thời gian sử dụng đũa, bạn cũng nên vệ sinh tổng thể một lần bằng cách cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong nửa tiếng. Tuy nhiên không dùng hình thức này cho đũa nhựa hay đũa sơn. Ảnh minh họa: Internet

Đũa mới mua phải khử trùng: Đũa cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất. Vì thế khi đũa mới mua về bạn nên rửa sạch chúng bằng chất tẩy rửa hoặc ngâm đũa trong nước sôi (có thể thêm chút giấm) khoảng 30 phút trước khi dùng.

Lau khô và cất đũa nơi thoáng mát: Sau khi rửa sạch đũa, bạn nên lau khô và phơi nắng. Sau đó đem cất ở nơi khô ráo, thoáng mát để ngăn chặn tạo môi trường ẩm ướt cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Nên chọn giỏ đựng đũa có lỗ thoáng khí, thoáng nước.

Tạo thói quen làm sạch toàn bộ đũa theo tháng: Sau một thời gian sử dụng đũa, bạn cũng nên vệ sinh tổng thể một lần bằng cách cho đũa vào máy khử trùng hoặc ngâm đũa vào nước sôi trong nửa tiếng. Tuy nhiên không dùng hình thức này cho đũa nhựa hay đũa sơn.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.