Cũng theo báo cáo, tình trạng ngộ độc chất cồn là nguyên nhân khiến hơn 2.200 người Mỹ tử vong mỗi năm. 75% trong số đó là người trưởng thành từ 35 – 64 tuổi và phần lớn là đàn ông da trắng.
Tỷ lệ tử vong do ngộ độc rượu cũng khác nhau ở từng bang tại Mỹ, thấp nhất là ở bang Alabama (5,3 phần triệu), cao nhất là ở bang Alaska (46,5 phần triệu).
Theo Huffingtonpost, ngộ độc rượu là tình trạng xảy ra khi uống quá nhiều rượu trong một thời gian ngắn. Khi đó, cơ thể không còn chuyển hóa được, rượu uống vào sẽ bị nôn ra.
Điều đáng nói đó là người bị ngộ độc rượu thường mất khả năng vận động tự chủ như: không cầm được bát đũa, rót nước ra ngoài, không điều khiển được hành vi, nói líu lưỡi, gọi nhầm tên người, không thể đi lại được, mất cân bằng cơ thể, không tự ngồi được....
Những trường hợp ngộ độc quá nặng, rượu sẽ ức chế trung tâm hô hấp, mất tri thức, gọi hỏi không biết, mất các phản xạ hoặc có thể rơi vào tình trạng hôn mê, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các báo cáo trước đây cũng cho biết, người bị ngộ độc rượu nếu bất tỉnh hoặc không thể đánh thức sẽ có nguy cơ tử vong cao. Ngay cả khi người đó ngừng uống rượu, rượu vẫn sẽ ngấm vào máu và nồng độ rượu trong máu vẫn tiếp tục tăng lên.
Trong trường hợp nếu nghi ngờ có người bị ngộ độc rượu, người thân cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ xe cứu thương tới, bạn không nên cố gắng để làm cho người đó nôn ra.
Người bị ngộ độc rượu có phản xạ kém vì thế họ có thể bị sặc chất nôn của chính mình. Chất nôn bị hít vào phổi có thể gây chấn thương phổi hoặc tử vong.
Trước đó vào ngày 11/1, các quan chức y tế tại Mozambique xác nhận ít nhất 67 người tại quốc gia châu Phi này đã thiệt mạng vì ngộ độc bia tại một đám tang, và con số nạn nhân thiệt mạng được cho là đang tiếp tục tăng lên.
Để phòng tránh ngộ độc rượu, cách tốt nhất là hạn chế uống. Trong trường hợp bắt buộc, bạn nên ăn một chút cơm trước khi "nhập tiệc" hoặc dùng thực phẩm chức năng giải rượu để làm giảm tác hại của rượu.