Rối loạn lo âu ảnh hưởng thế nào đến sex?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong cuộc sống, bao gồm cả đời sống tình dục.

Trong một không gian lý tưởng để tận hưởng buổi tối lãng mạn bên người bạn đời, đột nhiên làn sóng suy nghĩ vô cớ ập đến khiến bạn lo lắng và làm gián đoạn cuộc vui. Sự lo lắng này có thể đeo bám bạn khắp nơi. Nó ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần và thể chất của bạn.

Thậm chí, nó còn ẩn nấp trên chiếc giường êm ái khi bạn đang cố gắng “làm chuyện ấy” với đối tác của mình. Nói tóm lại, lo lắng hoàn toàn ảnh hưởng xấu đến đời sống tình dục của bạn.

Rối loạn lo âu gây ra những cảm giác như hoảng loạn, sợ hãi, căng thẳng và bất an, tất cả đều chi phối nhiều khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cả suy nghĩ. Nó cũng có thể cản trở cảm xúc lãng mạn, bất kể bạn muốn yêu và được yêu đến mức nào.

Rối loạn lo âu ảnh hưởng thế nào đến sex? ảnh 1

Rối loạn lo âu ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần và thể chất của bạn.

Gần đây, bác sĩ tâm thần Rashi Agarwal (Ấn Độ) đã đăng lên Instagram nhiều thông tin hữu ích nhằm chia sẻ những tác dụng phụ của sự lo lắng đối với đời sống tình dục.

Lo lắng khiến sex trở thành nỗi ám ảnh tồi tệ

Sống chung với lo âu có nghĩa là bạn để nó thao túng mình ở bất cứ nơi đâu hoặc bạn đang làm bất cứ việc gì.

Tiến sĩ Agarwal viết: “Tâm trạng của bạn có tác động trực tiếp đến ham muốn tình dục và cách bạn giao tiếp với đối tác của mình. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa lo lắng về tình dục và nó ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào. Nó gây ra cảm giác sợ hãi, khó chịu, bồn chồn và căng thẳng, ảnh hưởng đến cách chúng ta cư xử, suy nghĩ trước, trong và sau khi quan hệ tình dục”.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Trị liệu Tình dục và Hôn nhân cho thấy những phụ nữ mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cho biết hoạt động tình dục kém hơn so với những phụ nữ không mắc bệnh này.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc có cảm giác lo lắng hoặc được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát có thể khiến bạn khó kết nối và vui vẻ với người bạn đời của mình.

Rối loạn lo âu ảnh hưởng thế nào đến sex? ảnh 2

Nếu bạn từng có trải nghiệm tình dục tồi tệ, bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Tiến sĩ Agarwal đã chỉ ra những hậu quả mà chứng rối loạn lo âu gây ra đối với đời sống tình dục:

1. Thiếu tự tin

Những người mắc chứng lo âu có thể cảm thấy tự ti về cơ thể và vẻ ngoài của mình. Trong khi đó, sự thiếu tự tin ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục.

2. Tránh sự thân mật

Quan hệ tình dục có thể khiến con người lo lắng hơn, đặc biệt nếu họ từng trải qua một số tổn thương trong quá khứ, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y học Tình dục Bắc Mỹ. Nếu bạn từng có trải nghiệm tình dục tồi tệ, bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần để họ hướng dẫn bạn vượt qua điều đó.

3. Ít hoặc không giao tiếp với đối tác của bạn

Giao tiếp luôn là chìa khóa để duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Điều quan trọng là nói chuyện chia sẻ với những người thân yêu của bạn khi bạn cảm thấy lo lắng.

4. Không thể đạt cực khoái

Một trong những dấu hiệu cho thấy sự lo lắng đang chiếm lĩnh đời sống tình dục của bạn là bạn có ít cực khoái hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác lo lắng khiến bạn khó đạt cực khoái. Vì lo lắng tạo ra nhiều suy nghĩ không cần thiết, nó khiến bạn mất tập trung, điều quan trọng để bạn có thể cảm thấy hưng phấn. Vì thế, tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đã trải qua điều này.

Rối loạn lo âu ảnh hưởng thế nào đến sex? ảnh 3

Cảm giác lo lắng khiến bạn khó đạt cực khoái.

5. Ít ham muốn tình dục

Khi bạn có quá nhiều thứ trong đầu, bạn sẽ không thể có được tâm trạng tốt để quan hệ tình dục.

6. Ảnh hưởng của thuốc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng một số loại thuốc có thể có tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. Theo một nghiên cứu được công bố trên Harvard Health, các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến thiếu ham muốn tình dục và cảm giác chán nản khi nghĩ đến nghĩa vụ “yêu”.

Bạn nên làm gì để vượt qua sự lo lắng?

- Nói chuyện với một chuyên gia để được giúp đỡ.

- Nói chuyện với đối tác về vấn đề của bạn để họ hiểu và giúp bạn.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện đánh giá thích hợp để biết cách bạn có thể ngăn chặn lo lắng.

- Hãy chắc chắn rằng bạn đang dùng các liệu pháp và thuốc thích hợp nếu bạn biết mình bị rối loạn lo âu.

- Bạn cũng có thể lựa chọn các liệu pháp thay thế giúp kiểm soát sự lo lắng.

Theo https://www.healthshots.com/
MỚI - NÓNG