Rô bốt ong nhỏ nhất thế giới lần đầu cất cánh

Rô bốt ong nhỏ nhất thế giới lần đầu cất cánh
TPO - Sau hơn 10 năm làm việc, các nhà nghiên cứu thuộc đại học Harvard, Mỹ, đã tiến hành lần cất cánh đầu tiên cho ong rô bốt "RoboBee"  với trọng lượng chưa đến 1 phần 10 gram.

>SkySweeper – Robot kiểm tra đường dây điện giá rẻ
>Chuồn chuồn máy vỗ cánh, bay như chuồn chuồn thật

Rô bốt ong nhỏ nhất thế giới lần đầu cất cánh ảnh 1

Theo các nhà khoa học, con rô bốt ong này có kích cỡ thân chỉ bằng 1 nửa 1 chiếc ghim nẹp giấy, nặng chưa đến 1/10 gram, đã có thể bay liệng trong một khoảng thời gian ngắn và bay trong không khí theo một “hành trình được cài đặt”.

“Đây là điều chúng tôi đã nỗ lực trong 12 năm qua,” ông Robert J. Wood, nhà đầu tư chính thuộc quỹ khoa học tự nhiên (National Science), hỗ trợ dự án RoboBee cho biết. “Kết quả này đạt được nhờ các đột phá trong thời gian gần đây về thiết kế, chất liệu và kỹ thuật lắp ráp”.

Cỗ máy siêu nhỏ này được phát triển với mục đích nghiên cứu côn trùng bay, với cảm hứng từ hoạt động sinh học của loài ruồi. Con rô bốt ong này có thân mỏng hơn 1 mili mét, cùng hay cánh cực kỳ mỏng, có khả năng đập tới 120 lần/giây.

Video Rô bốt ong hoạt động:

Vì kích cỡ rất nhỏ, nên các chi tiết của rô bốt ong đều được lắp ráp thủ công, và không thể lắp mô tơ điện nên rô bốt hoạt động nhờ năng lượng từ các bộ truyền động áp điện.

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.