Rét đậm dồn dập, hàng nghìn ha lúa bị chết

Rét đậm dồn dập, hàng nghìn ha lúa bị chết
TP - Tại Nghệ An, hơn 5.643 ha lúa và mạ bị chết do rét đậm, rét hại kéo dài. Diện tích lúa chết có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới.

> Nhiệt độ ở nhiều nơi bảy độ C

Trên đồng làng các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghi Lộc, thay vào màu xanh của những mạ là màu trắng nilon và màu vàng úa của lá mạ non đang ngày một chết dần. Rét đậm, hơn 90% diện tích mạ của người dân gieo trồng từ tháng Chạp đã bị chết, số ít còn lại thì cũng bị úa lá, thối rữa không thể phát triển được.

Mặc dù người dân đã sử dụng nhiều cách để chống rét cho mạ như phủ nilon, rải tro, ngâm nước vào ban đêm... nhưng rét đậm, rét hại kéo dài đã khiến cho hàng nghìn héc ta lúa, mạ tại tỉnh Nghệ An bị chết. Toàn tỉnh có 568 ha mạ, 4.540 ha lúa gieo thẳng và 535 ha lúa cấy bị chết trong trận đại hàn.

“Hầu hết diện tích lúa, mạ vụ Xuân chết cóng rơi vào số giống gieo thẳng. Rõ ràng, trong điều kiện thời tiết hiện nay, biện pháp gieo thẳng là không phù hợp!”, ông Nguyễn Thọ Cảnh, GĐ Sở NN&PTNN Nghệ An, nói.

Ở các huyện Hưng Nguyên, Nghi Lộc việc lúa bị chết rét hàng loạt không những làm cho người dân bị thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất. Những vùng này hằng năm cây lúa thường được gieo sạ sớm để kịp làm vụ sau cho kịp tránh lũ nhưng do rét đậm, rét hại kéo dài nên người dân hoang mang vì việc cây mạ chết rét sẽ không kịp cho việc sản xuất mùa vụ sau.

Hiện giống các loại lúa lai có giá 80.000 - 90.000 nghìn đồng/kg, cộng chi phí mua nilon, phân bón, nhà nông đầu tư nhiều khoản trên thửa ruộng nhưng gặp thời tiết nóng lạnh bất thường nhiều hộ trắng tay. Đợt rét vừa qua đã gây thiệt hại cho nông dân Nghệ An hàng chục tỷ đồng. Rét đậm, rét hại kéo dài còn gây hại cho đàn gia súc. Đã có gần 1.000 con trâu, bò của 14 huyện, thị xã bị chết. Ba huyện có số gia súc bị chết nhiều nhất là Quỳ Châu, Tương Dương và Quế Phong.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đào hầm cao tốc dưới lòng núi Sơn Triều
Đào hầm cao tốc dưới lòng núi Sơn Triều
TPO - Có mặt trên công trường hầm Sơn Triệu, PV Tiền Phong ghi nhận không khí lao động khẩn trương của các công nhân nơi đây. Do địa chất lòng núi phức tạp, đất đá trong lòng núi dạng bở, nhiều mạch nước ngầm lớn rất dễ xảy ra sụt vỡ nên việc thi công không dễ dàng.