Rải tiền thật suốt đường đưa tang

Tiền thật rải đầy đường
Tiền thật rải đầy đường
Sáng 2-7, gia đình ông Trần Văn Hùng ở xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, đưa quan tài của con trai ra nghĩa trang, đoàn xe đi đến đâu hàng xấp tiền thật mệnh giá 1.000-5.000 đồng được người nhà tung ra đến đấy.

Con trai ông Hùng là Trần Hoài Âu, 29 tuổi, tự tử bằng thuốc trừ sâu. Gia đình tổ chức lễ tang rất nghiêm cẩn. Sau những nghi lễ cần thiết, đúng 8h sáng 2-7, chiếc xe tang cùng đoàn người đưa tiễn bắt đầu di chuyển trên đường ĐT741 hướng đến Nghĩa trang thị xã Đồng Xoài, cách nhà khoảng 15 km.

Xe đưa quan tài vừa xuất phát ra khỏi nhà, thân nhân của người quá cố đã được phân công trước, cầm một xấp tiền âm phủ và một xấp tiền giấy thật mệnh giá từ 1.000 đến 5.000 đồng rải đều trên suốt chặng đường.

Thấy tiền thật rơi vương vãi ra đường, những đứa trẻ hành nghề bán vé số và thậm chí là người đi đường đã không ngần ngại dừng xe lại tranh nhau giành giật, mong nhặt được càng nhiều càng tốt bất chấp sự nguy hiểm của các phương tiện lưu thông trên đường.

Sự việc trên khiến người dân thị xã Đồng Xoài rất bức xúc. Nhiều người cho rằng hành động rải tiền của gia chủ không chỉ quá lãng phí mà còn khiến người đi đường gặp nguy hiểm cũng như gây phản cảm cho xã hội.

Đại diện tang gia cho biết: "Chúng tôi cũng không hiểu sâu lắm về phong tục rải tiền thật trên đường đi đưa tang. Chỉ tin rằng, mỗi lần đưa tang qua các ngã ba, ngã tư hoặc cầu, cống cần phải rải nhiều tiền âm phủ và cả tiền thật cho ma quỷ để dễ dàng đi qua".

Việc rải tiền thật trên đường đi đưa tiễn người quá cố đã trở thành “thói quen” đối với người dân Bình Phước. Hầu như đám tang nào gia đình cũng được các thầy hoặc người “hiểu biết” chỉ dẫn phải rải tiền trên khắp đường đi. Không những vậy, người qua đời còn được người thân cẩn thận nhét vào túi áo mấy chục nghìn tiền lẻ hoặc thậm chí cho ngậm vàng trong miệng để làm lộ phí tiêu xài khi xuống cõi âm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Toản, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước cho biết, không có quy định nào cho phép người dân rải tiền thật trong đám tang. Sở cũng đang phối hợp với công an huyện Đồng Phú điều tra, làm rõ sự việc để có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân không nên tin vào những hủ tục mê tín dị đoan.

Tục rải tiền thật cùng với tiền vàng mã trong đám ma từ lâu phổ biến trong phong tục của người miền Bắc, Trung, nhưng thường tiền thật có mệnh giá 200-500-1.000 đồng.

Theo Chế Bắc
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo
TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.