Todd Harrison, Giám đốc chương trình an ninh vũ trụ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Mỹ cho rằng, quyết định này có thể được xem như là một phần của việc chuẩn bị thành lập Lực lượng vũ trụ. Để đạt được mục tiêu này, cần phải thành lập mới một cơ quan độc lập.
Theo Harrison, quyết định tách Lực lượng vũ trụ khỏi không quân sẽ giúp không quân Mỹ thuận lợi hơn trong điều chỉnh nhiệm vụ trọng tâm. Hiện tại không quân nước này đang mất cân bằng với các quân chủng khác trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến vũ trụ.
Trang tin Defense News của Mỹ ngày 25/7 cho biết, Hạ viện Mỹ trước đó đã không thông qua đề xuất thành lập Binh chủng tác chiến vũ trụ trực thuộc không quân. Điều này có thể đã được thống nhất với Ủy ban quân sự Thượng viện.
Cũng theo Defense News, Lầu Năm Góc dự kiến sẽ xây dựng một “chiến lược quân sự vũ trụ” toàn diện trước tháng 4/2019 do lo ngại quân sự hóa vũ trụ nhằm đảm bảo cho nước Mỹ sẵn sàng trước các cuộc chiến tranh vũ trụ, gồm giải quyết xung đột, phòng thủ và đánh bại các hành động xâm lược trong vũ trụ.
Mỹ hiện có 5 quân chủng gồm hải quân, lục quân, không quân, lính thủy đánh bộ và cảnh vệ bờ biển chia thành 3 bộ. Trong đó, lực lượng lính thủy đánh bộ trực thuộc bộ Hải quân, lực lượng cảnh vệ bờ biển trực thuộc bộ An ninh nội địa.
Việc thành lập Lực lượng vũ trụ sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới Không quân Mỹ, hiện tại bộ Không quân Mỹ đảm nhiệm tới 80% các hoạt động hàng không bao gồm phóng tên lửa, thăm dò vũ trụ, thử tên lửa và cảnh báo tên lửa.