Lần đầu tiên các nhà thiên văn học quan sát được trực tiếp vụ nổ của một ngôi sao lớn để trở thành một siêu sao mới trong dải ngân hà.
![]() |
Tạp chí "Nature" (Anh) ra ngày 31/8 dẫn báo cáo của một nhóm nhà thiên văn học Anh và Mỹ cho biết vụ nổ của ngôi sao này xảy ra từ ngày 18/2/2006 sau khi phát ra một bức xạ gama bất thường (GRB), kéo dài trong gần 40 phút.
Các vụ nổ hình thành siêu sao mới là hiện tượng rất hiếm, với tần suất chỉ khoảng 4 vụ trong một thiên niên kỷ. Vụ nổ dẫn tới sự ra đời một siêu sao mới thường không được phát hiện bởi lẽ người ta chỉ có thể nhận thấy siêu sao đó khi nó bắt đầu phát ra ánh sáng chủ yếu ở dải sóng nhìn thấy được.
Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra sau khi vụ nổ tạo ra siêu sao đã xảy ra trước đó nhiều ngày.