Quản lý thị trường chỉ chiêu phát hiện hàng Nhật Bản chính hãng

0:00 / 0:00
0:00
Hầu hết các sản phẩm của các thương hiệu đến từ Nhật Bản như Panasonic, Casio, Lotte, Honda, Yamaha cho đến các đồ áo chống nắng, tất Uniqlo, bánh kẹo Lotte, mỹ phẩm Trasino, sữa và đồ uống Elovi,…tại thị trường Việt Nam hiện đều có hàng giả, hàng nhái với hình thức rất tinh vi.

Theo lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường, cùng với độ hot của sản phẩm, tình trạng hàng giả, hàng nhái các thương hiệu đến từ Nhật Bản đang khá phổ biến trên thị trường Việt Nam.

Quản lý thị trường chỉ chiêu phát hiện hàng Nhật Bản chính hãng ảnh 1

Người tiêu dùng lạc vào ma trận hàng giả, hàng nhái

Phòng trưng bày với trên 300 sản phẩm của nhiều thương hiệu đến từ Nhật Bản như: Panasonic, Casio, ASICS, Uniqlo, Lotte, Meiji, Transino, Honda, Yamaha…., điển hình như: bình siêu tốc Panasonic, máy tính, đồng hồ Casio, áo chống nắng, tất Uniqlo, bánh kẹo Lotte, mỹ phẩm Trasino, linh phụ kiện xe máy Honda, Yamaha, sữa và đồ uống Elovi,… Đây là các thương hiệu được ưa chuộng tại Nhật Bản cũng như được tiêu thụ nhiều tại thị trường Việt Nam. Cùng với việc được ưa chuộng, các hàng giả, hàng nhái cũng xuất hiện rất nhiều.

Quản lý thị trường chỉ chiêu phát hiện hàng Nhật Bản chính hãng ảnh 2

Gia vị chấm của Hảo Hảo cũng bị làm giả, làm nhái(Hộp muối chấm ở giữa là hàng thật, hai hộp bên trái và phải là hàng giả)

Chia sẻ với PV Tiền Phong, bà Phạm Thị Bích Thủy, Quản lý Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Tây cho biết, hàng giả, hàng nhái hiện được làm rất tinh vi, cả từ bao bì, nhãn mác. Như với dòng máy tính Casio đang trưng bày, hầu hết người tiêu dùng khi mua trên mạng, mua qua Shopee, Tiki rất dễ mua phải hàng nhái, hàng giả.

“Như máy tính Casio của các đại lý chính hãng bán giá 600.000 – 650.000 nhưng trên mạng thường chỉ có giá bán 300.000 – 350.000 đồng. Các máy Casio nhái này nhìn bề ngoài không thể phân biệt được trừ khi cầm máy kéo thanh trượt thì mới phát hiện được. Ngoài ra có thể phát hiện hàng giả, hàng nhái khi quét mã bảo hành dán sau máy Casio thì sẽ phát hiện ngay đây là hàng giả”, bà Thủy cho hay.

Quản lý thị trường chỉ chiêu phát hiện hàng Nhật Bản chính hãng ảnh 3

Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, đây là lần đầu tiên Tổng cục trưng bày với chuyên đề riêng là các thương hiệu của Nhật Bản. Hiện nay nhu cầu của người dân Việt Nam đối với các thương hiệu hàng hóa của Nhật Bản là rất cao, cùng với đó cũng xuất hiện tình trạng gian lận thương mại đối với các thương hiệu này. Việc mở cửa Phòng trưng bày sẽ giúp người dân tự việc tự trang bị kiến thức trong mua sắm, tránh những rủi ro trong mua bán hàng hóa.

Không dừng lại ở các sản phẩm “Made in Japan”, trong thời gian tới, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ tiếp tục mở rộng các chuyên đề nhận diện, phân biệt các sản phẩm đối với hàng hóa có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau để phục vụ nhu cầu mua sắm an toàn, hiệu quả của người tiêu dùng.

Hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện hàng thật-hàng giả Made in Japan”. Phòng trưng bày mở cửa từ ngày 15 đến 19/3. Đây là lần thứ 11 Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng trưng bày giúp khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, phân biệt hàng hóa thật-giả trên thị trường.

MỚI - NÓNG