Quan hệ Trung-Nhật có thật sự ấm lên?

Quan hệ Trung-Nhật có thật sự ấm lên?
TPO - Thời báo Washington đã đăng một bài phân tích về mối quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản hiện nay. Tác giả bài phân tích là Fang Jun, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ thuộc trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, đại học Michigan, Mỹ.

Bài phân tích nói rằng, trong những năm gần đây, quan hệ Trung – Nhật luôn căng thẳng, nguyên nhân cơ bản xuất phát từ tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư giữa 2 nước.

Trung tuần tháng 4, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đến Tokyo, đây là lần đầu tiên sau 8 năm một ngoại trưởng Trung Quốc sang thăm Nhật Bản. Trước đó, lần đầu tiên sau gần 2 năm, ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã đến thăm Bắc Kinh vào cuối tháng 1.

Các nhà bình luận cho rằng, rõ ràng quan hệ Trung-Nhật đang được “khởi động lại”, một số người khác nhấn mạnh rằng, năm 2018 là năm kỷ niệm 40 năm ký hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung-Nhật. Quan hệ 2 nước đang ấm lên rõ rệt, nhưng vấn đề nào có thể gây ảnh hưởng lên quan hệ này?

Bài viết cho rằng, một số nhà phân tích đã cảnh báo năm 2018 có thể sẽ là phiên bản của năm 2008. Khi đó, lãnh đạo 2 nước đã tổ chức một Hội nghị tại Nhật Bản và đạt được một tuyên bố chung rằng sẽ thiết lập “một mối quan hệ hai bên cùng có lợi trên cơ sở lợi ích chiến lược chung”.

Đến năm 2010, sau căng thẳng trong quan hệ Trung-Nhật gây ra bởi vấn đề đảo Điếu Ngư, thay vì hợp tác, tranh chấp lãnh thổ đã trở thành chủ đề thường xuyên trong quan hệ 2 nước.

Đến nay, năm 2018, hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản đã mất gần 10 năm để đạt được một thỏa thuận xây dựng cơ chế liên lạc trên biển và trên không nhằm phòng ngừa những biến cố bất ngờ. Nhưng những người lạc quan nhất về quan hệ gần gũi hơn giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng cần nhận ra một sự thật rằng, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ còn tồn tại sẽ ngăn cản 2 nước hiện thực hóa một mối quan hệ thật sự hòa giải.

Bài viết bình luận rằng, rõ ràng có lý do để đánh giá thấp về việc yếu tố dân tộc sẽ làm căng thẳng thêm vấn đề tranh chấp chủ quyền. Chính phủ sẽ không dám ủng hộ chủ nghĩa dân tộc. Thực tế, họ sẵn sàng điều tiết vấn đề chủ nghĩa dân tộc bằng việc giám sát các hành động có thể làm phức tạp hóa quan hệ song phương. Có nghĩa là, chính phủ sẽ phân biệt rõ hành động nào có thể ủng hộ, hành động nào cần ngăn cản. Mặc dù, các hành động đó đều vì lợi quốc gia.

Do đó, gắn liền chủ nghĩa dân tộc với chiến tranh là một quan điểm đơn giản hóa. Theo bài báo, mặc dù tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vẫn còn xuất hiện trong các chương trình nghị sự song phương, song có cơ sở để tránh quan điểm đơn giản đó và đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị Trung-Nhật.

Theo Tân hoa xã
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.