Quân đội Mỹ sẽ thành lập bộ phận tấn công mạng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Quân đội Mỹ sẽ thành lập một văn phòng phụ trách nhiệm vụ tấn công mạng và tác chiến không gian vào năm tới. Trong khi đó, Anh sẽ trình làng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 vào năm 2027.

Văn phòng Chương trình Không gian và Mạng sẽ trực thuộc Văn phòng Điều hành Chương trình về Tình báo, Chiến tranh Điện tử và Cảm biến (PEO IEW & S), nơi thử nghiệm và triển khai các thiết bị như bộ gây nhiễu trên không, hệ thống thông tin sinh trắc học, công cụ điều hướng chiến trường…

Việc thành lập văn phòng mới sẽ chuyển các chức năng tấn công mạng ra khỏi khuôn khổ PEO IEW & S, hiện được giao nhiệm vụ chiến tranh điện tử và không gian mạng.

Theo ông Mark Kitz, lãnh đạo của PEO IEW & S, danh mục tấn công mạng bao gồm Nền tảng Truy cập Chung (JCAP), một chương trình do quân đội Mỹ khởi xướng cách đây vài năm. JCAP cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho các nhiệm vụ không gian mạng và thu thập mục tiêu của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Tấn công mạng được định nghĩa là “các hoạt động không gian mạng nhằm gây sức mạnh bằng cách sử dụng vũ lực trong hoặc thông qua không gian mạng”, theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ.

Quân đội Mỹ sẽ thành lập bộ phận tấn công mạng ảnh 1

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn Tình báo Quân đội 780 tiến hành các hoạt động trên không gian mạng trong một đợt huấn luyện cho Đội Chiến đấu Lữ đoàn Stryker 2, Sư đoàn Bộ binh 2 thuộc Lục quân Mỹ, tại Trung tâm Huấn luyện Quốc gia ở Fort Irwin, California. Ảnh: Lục quân Mỹ.

Anh sẽ giới thiệu tiêm kích thế hệ thứ 6 vào năm 2027

Tháng trước, tại triển lãm hàng không Farnborough, Bộ Quốc phòng Anh thông báo, nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 thuộc Hệ thống máy bay chiến đấu tương lai Tempest, hay còn gọi là FCAS, sẽ cất cánh vào năm 2027. Máy bay có thể có người lái hoặc không có người lái.

Phiên bản Tempest cuối cùng sẽ sử dụng một số công nghệ mới, bao gồm việc tích hợp “các tính năng tương thích với khả năng tàng hình”, Bộ Quốc phòng Anh thông báo. Dự kiến, dòng máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo sẽ xuất xưởng năm 2035.

Những tính năng tương thích với khả năng tàng hình mà công ty Leonardo UK đang phát triển bao gồm hệ thống tần số vô tuyến đa chức năng, khả năng tấn công, hỗ trợ và bảo vệ bằng tác chiến điện tử. Trong khi Leonardo xử lý các cảm biến, chi nhánh MBDA Missile Systems tại Anh sẽ đóng góp hệ thống quản lý vũ khí của riêng mình, giúp mở rộng đội bay có người lái và không người lái, cũng như việc sử dụng nhiều phương tiện bay không người lái trong không gian chiến đấu hiện đại. Rolls-Royce phụ trách phát triển một động cơ mới có tên Orpheus cho chương trình Tempest.

Quân đội Mỹ sẽ thành lập bộ phận tấn công mạng ảnh 2

Mô hình máy bay Tempest. Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.