“Quản” chặt bán hàng đa cấp

“Quản” chặt bán hàng đa cấp
TP - Sáng 15/5, tại Hội thảo Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động BHĐC, do Sở Công thương TP Đà Nẵng phối hợp tổ chức, ông Phan Đức Quế, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), cho hay: Việt Nam hiện có gần 90 doanh nghiệp đăng ký BHĐC, trong đó 60 đơn vị đang hoạt động với gần 1 triệu người tham gia mạng lưới BHĐC, tập trung các nhóm hàng chính: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hàng thời trang, đồ da dụng...

> Tạm giam bốn tháng một người 'bán hàng đa cấp'
> Những vụ sụp đổ bán hàng đa cấp rúng động thị trường

Theo ông Quế, BHĐC là ngành công nghiệp mới, giàu tiềm năng nhưng tiềm ẩn nhiều mặt trái, tiêu cực.

Ông Phan Thanh Tịnh, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An phân tích BHĐC không cần địa điểm kinh doanh cố định, các doanh nghiệp chỉ cần thông báo trụ sở chính nên khó quản lý.

Một số đơn vị BHĐC lợi dụng trình độ dân trí thấp, người dân thiếu thông tin khu vực miền núi, dân tộc ít người (ở Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn...) bán hàng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân.

Cùng với đó, đại diện lãnh đạo ngành công thương các địa phương cho rằng: Đã xuất hiện nhiều đơn vị BHĐC kinh doanh cả hàng cấm, hàng lậu, kém chất lượng... biến tướng thành mô hình siêu lừa đảo gây méo mó bức tranh BHĐC, làm ảnh hưởng các đơn vị kinh doanh đa cấp chân chính.

Theo ông Quế, tháng 9 tới, Bộ hoàn thành dự thảo văn bản pháp luật về BHĐC để trình Chính phủ và có thể triển khai vào đầu năm 2014, tạo cơ chế quản lý, kiểm tra, xử lý hoạt động này.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG