Trả lời: Thực ra, tinh hoàn ẩn thường gặp ở 30% trẻ bị sinh non. Khoảng 70% trường hợp tinh hoàn ẩn sẽ xuống bìu trong những tháng đầu. Sau một tuổi, tỷ lệ này còn rất ít.
Cha mẹ phải là người phát hiện sớm nhất những bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ và giúp cho trẻ được điều trị kịp thời. Cách nhận biết đơn giản nhất là sờ bìu của bé khi đứng mà không thấy tinh hoàn. Khi bé nằm, sờ lên vùng bẹn có thể thấy có một khối cộm nhỏ di động.
Tinh hoàn ẩn nếu để lớn mới phát hiện thì khả năng sinh tinh không còn nhưng bệnh nhân vẫn phải phẫu thuật vì người tinh hoàn ẩn có nguy cơ hóa ác (ung thư) gấp 10 lần người bình thường. Kể cả khi bị tinh hoàn ẩn một bên thì tinh hoàn còn lại cũng có nguy cơ hóa ác đến 25%. Ngoài ra, tinh hoàn ẩn cũng có thể gây ra hiện tượng xoắn tinh hoàn, phải cắt bỏ nếu hoại tử, hay gây bất thường về cấu trúc thẩm mỹ của cơ quan sinh dục.
Trường hợp bé đột ngột quấy khóc, sưng, đau, đỏ vùng bẹn bên không có tinh hoàn, phải cho bé đến cơ sở y tế để được khám bệnh càng sớm càng tốt. Sau khi phẫu thuật, gia đình cần theo dõi kích thước tinh hoàn bên mổ đưa xuống bìu teo nhỏ hay to lên dần. Cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và cho bé đi tái khám để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại.