Nên lo sợ hay biến AI thành công cụ hỗ trợ phát triển giáo dục

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhiều người lo lắng ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo (AI) đe dọa cuộc sống của con người, thậm chí là chấm dứt vai trò của giáo dục. Đó là sự sợ hãi của con người trước sự lớn mạnh của AI. Nhưng thay vì sợ hãi, nên sử dụng hiệu quả AI.

Đây là quan điểm được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và tương lai của giáo dục” diễn ra ngày 28-29/2 tại Hà Nội. Hội thảo do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Tổ chức The Vietnam Foundation đồng chức với sự đồng hành của Khan Academy Hoa Kỳ và Hội giảng dạy Toán học phổ thông tại Việt Nam.

Nên lo sợ hay biến AI thành công cụ hỗ trợ phát triển giáo dục ảnh 1

Robot công nghiệp trong giảng dạy tại ĐH Bách khoa Hà Nội

Tại hội thảo, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ câu chuyện học Toán tại Việt Nam từ quá khứ đến hiện nay để thấy được vai trò của việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy môn học này.

Ông Vinh cho hay, Việt Nam đã có 4 lần cải cách giáo dục. Lần gần đây nhất chính là chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Mục tiêu của chương trình đã thay đổi, thay vì truyền thụ kiến thức, chương trình yêu cầu hình thành năng lực cho học sinh.

Cùng với đó, công nghệ có ở khắp mọi nơi và việc giảng dạy cũng phải thay đổi chứ không chỉ có bảng đen phấn trắng như truyền thống. Tại Việt Nam đã có một số nền tảng công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ giáo dục như Got It, Alpha Geomytry.

Theo ông Lê Anh Vinh, AI ngày càng phát triển, thông minh hơn. Chẳng hạn Chat GPT giờ đây có thể hiểu yêu cầu của đề và giải các bài toán hình học, thậm chí giải theo từng bước, vẽ thêm đường vào hình như con người làm thực tế. Các thử nghiệm cũng cho thấy Chat GPT có thể đỗ ĐH khi có thể giải các bài toán tương đương mức độ đề thi tuyển sinh ở bậc học này.

Ông Sal Khan, người sáng lập Khan Academy (tổ chức giáo dục phi lợi nhuận tại Mỹ với mục tiêu tạo ra bộ công cụ trực tuyến để cung cấp nội dung giáo dục cho người học), cho rằng nghiên cứu cho thấy kết quả của học sinh có thể tăng lên tới 30% nếu các em có thể có các công cụ hỗ trợ cá nhân như gia sư kèm riêng. AI có thể tham gia hỗ trợ việc này như gia sư cá nhân.

Theo ông Sal Khan, mục đích là làm thế nào học sinh có thể có động lực để học tập, tìm được niềm vui khi học tập.

"Thế giới không còn chỉ còn học kiến thức thông thường. Bây giờ quan tâm nhiều hơn học sinh vận dụng kiến thức, sáng tạo, áp dụng những kiến thức đã học. Nhiều người lo lắng ảnh hưởng của AI, đe dọa cuộc sống của con người, AI chấm dứt vai trò của giáo dục. Đó là sự sợ hãi của con người trước sự lớn mạnh của AI. Nhưng không sử dụng AI sẽ là một bước thụt lùi. Thay vì vậy thì nên sử dụng hiệu quả AI", ông Sal Khan nói.

Đồng thời đưa ra các tác dụng như AI gợi mở giúp tinh thần học tập của học sinh tốt hơn. AI trở thành trợ giảng cho giáo viên. Nên không lo AI, ChatGPT làm chậm hay xóa bỏ vai trò của con người. Thậm chí nó giải quyết được vấn đề gian lận, đưa ra cho giáo viên nhiều công cụ kiểm soát hơn hơn. Bản thân giáo viên cũng được hưởng lợi nhiều từ công cụ AI.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.