Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều 16/1 (giờ địa phương), ngay sau khi đến Davos, Thụy Sĩ để tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tọa đàm với các doanh nghiệp về hợp tác phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), công nghiệp ô tô, chip bán dẫn và hệ sinh thái.

Tham dự tọa đàm có lãnh đạo nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ như: Google, Siemens, Mahindra, Ericsson, Visa Inc, Qualcomm…

Các doanh nghiệp đánh giá cao tầm nhìn của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và tiến trình giảm carbon, giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phát triển kinh tế xanh, bền vững; cam kết tiếp tục mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Lãnh đạo các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp tục hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hạ tầng chiến lược…

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới ảnh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các quan chức cấp cao Việt Nam tại toạ đàm. (Ảnh: TTXVN)

Lãnh đạo các bộ, ngành giải đáp, trao đổi làm rõ các vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm; giới thiệu định hướng phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, chip bán dẫn… đồng thời giới thiệu các nỗ lực của Việt Nam trong tạo môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi hơn để thu hút đầu tư, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực… phục vụ các nhà đầu tư ngày càng tốt hơn.

Chia sẻ với các tập đoàn công nghệ lớn tham dự cuộc tọa đàm về quá trình phát triển, thành công của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau gần 40 năm đổi mới, Việt Nam giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa, bao cấp sang kinh tế thị trường; chuyển từ một nước chậm phát triển, sang nước đang phát triển; quy mô nền kinh tế Việt Nam đã lên đến 435 tỷ USD, lọt top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đời sống của người dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người từ mức trên dưới 100 USD lên 4.300 USD năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 60 nền kinh tế lớn nhất thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Thủ tướng cũng cho biết, Việt Nam đang có quan hệ ngoại giao tốt đẹp vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển với các nước, tổ chức và toàn trên thế giới. Trong đó, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 6 nước, gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang thực hiện 3 đột phá chiến lược gồm: đột phá về hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logictics và chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; đột phá về đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính và đột phá về hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật nhằm giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

“Đây là những nền tảng, điều kiện tốt cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, phát triển tại Việt Nam”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới ảnh 2

Lãnh đạo các tập đoàn đối thoại với Thủ tướng. Ảnh: Đoàn Bắc

Tạo môi trường thuận lợi

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước nhanh và bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Việt Nam tiếp tục làm mới các động lực cũ và tạo các động lực mới cho phát triển. Trong đó, Việt Nam đã xây dựng và triển khai Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo; đồng thời đã tạo dựng được môi trường thuận lợi để nhiều doanh nghiệp AI trên thế giới đến phát triển tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như: Y tế, truyền thông, giáo dục, an ninh mạng, tài chính, nhà máy thông minh, đô thị thông minh và công nghệ bán dẫn…

Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó có lộ trình chuyển đổi các phương tiện giao thông sang sử dụng điện; khuyến khích các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng xanh, sạch.

Đặc biệt, Việt Nam xác định rõ tầm nhìn và quyết tâm cao trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng hệ sinh thái cho ngành công nghiệp bán dẫn. Trong đó, Việt Nam sẽ sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và Đề án đào tạo 50 nghìn kỹ sư trong lĩnh vực bán dẫn, nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Việt Nam đã và đang thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Luôn luôn đặt con người trong sự vận động phát triển, với phương châm “Hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, người dân, doanh nghiệp”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư lâu dài, ổn định, hiệu quả tại Việt Nam và cùng Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

MỚI - NÓNG
Đặc quyền riêng của Tiểu Vy
Đặc quyền riêng của Tiểu Vy
TPO - Trấn Thành cho biết Tiểu Vy được chọn đóng chính trong "Bộ tứ báo thủ" chỉ sau một buổi casting. Đạo diễn nói liều lĩnh khi mời Hoa hậu Việt Nam 2018 làm nữ chính trong tác phẩm chiếu Tết. 
Trailer phim Tết của Trấn Thành như nồi lẩu thập cẩm
Trailer phim Tết của Trấn Thành như nồi lẩu thập cẩm
TPO - Phim Việt "Bộ tứ báo thủ" gây chú ý vì đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Trấn Thành sau thành công rực rỡ của "Mai". Tuy nhiên, trailer phim lại nhận phản ứng không tốt khi nhiều người cho rằng nội dung chưa hấp dẫn, không tạo được sự tò mò với khán giả.