Đó là một buổi lễ ra mắt khá giản đơn, HLV Park Hang-seo gần như không tạo được ấn tượng nào với những người chứng kiến khi ông ra mắt tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Các thông tin về nhà cầm quân Hàn Quốc khá ít ỏi, bản “CV” của ông thậm chí bị đánh giá là kém “sáng nước” hơn cả HLV Chung Hae-song, người được bầu Đức đưa về nắm quyền ở HAGL.
Trước đó, bóng đá Việt Nam đã nhận thất bại nặng nề ở AFF Cup 2016 và SEA Games 2017 dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Hữu Thắng. Bầu Đức-đương kim Phó Chủ tịch tài chính VFF thời điểm trên-là người tác động mạnh nhất để đẩy HLV Toshya Miura ra đi, đưa cựu trung vệ xứ Nghệ lên thay. Cuộc ký kết giữa VFF với ông Park diễn ra chóng vánh với chuyến đi trực tiếp của các lãnh đạo VFF khi đó gồm Phó Chủ tịch Trần Quốc Tuấn, Tổng thư ký (TTK) Lê Hoài Anh và bầu Đức.
Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất HLV Park Hang-seo tạo nên có lẽ là dưới bàn tay của ông, bóng đá Việt Nam sản sinh ra một thế hệ ngôi sao mới, giàu tiềm năng bứt phá. Quang Hải, Công Phượng, Tuấn Anh hay Duy Mạnh…trở thành thần tượng của đông đảo người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ. Những thành tích ở cấp độ ĐTQG cũng góp phần tạo nên luồng gió mới kích thích sự phát triển của cả nền bóng đá, thu hút nguồn lực đầu tư lớn hơn từ xã hội.
Bản hợp đồng của HLV Park Hang-seo có thể nói là kết quả một chuỗi vận động trong hậu trường VFF, với nhiều xung đột về quyền lực, mục đích đan xen nhau đến mức giới lãnh đạo VFF nhiều thời điểm đã bị “tấn công” khá mạnh.
Thế nhưng ít ai ngờ, 5 năm sau thời điểm ông Park xuất hiện lại trở thành chuỗi hành trình giàu cảm xúc bậc nhất với người hâm mộ bóng đá Việt Nam.
Nói đó là sự kỳ lạ bởi ông Park thời điểm trên đang ở giai đoạn cuối của sự nghiệp HLV không quá ấn tượng tại Hàn Quốc, ngoài danh xưng là “cánh tay trái” của HLV lừng danh Guus Hiddink. Bóng đá Việt Nam như nói trên, cũng đang chạm đáy của sự thất vọng. Các ĐTQG với nòng cốt là lứa cầu thủ 1, Học viện HAGL không thể gặt hái thành công như mong muốn của bầu Đức.
Trong tay ông Park, các đội bóng trở nên cân bằng hơn khi được bổ sung thêm những gương mặt mới giàu sức chiến đấu và khát vọng như Quang Hải, Duy Mạnh, Đoàn Văn Hậu, Bùi Tiến Dũng…
Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-seo, đội tuyển Việt Nam trở thành khối thống nhất, lì lợm trước các đối thủ lớn ở châu lục và đầy mạnh mẽ trước những đội bóng trong khu vực Đông Nam Á.
Sự ra đi của HLV Park Hang-seo khép lại một hành trình kỳ diệu, đồng thời mở ra một giai đoạn mới cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: Hữu Phạm |
Bảng thành tích ấn tượng
Theo thống kê trong 5 năm, HLV Park Hang-seo đã dẫn dắt đội tuyển Việt Nam qua 52 trận đấu, U23 với 30 trận và thành tích thắng lần lượt 26 và 18 trận. Đội tuyển Việt Nam hoà 12 trận, thua 14 trận, đạt tỉ lệ chiến thắng 50%. Con số này với U23 Việt Nam lần lượt là 7, 5 và 60%. Đội tuyển Việt Nam 1 lần Vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019 và lần đầu dự Vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á.
Ngoài vị trí Á quân U23 châu Á 2018, đội tuyển U23 Việt Nam cũng 2 lần liên tiếp đoạt HCV các kỳ SEA Games 30 và 31. Đó là bảng thành tích chưa HLV nào trong quá khứ đạt được.
Tuy nhiên, thành tựu lớn nhất HLV Park Hang-seo tạo nên có lẽ là dưới bàn tay của ông, bóng đá Việt Nam sản sinh ra một thế hệ ngôi sao mới, giàu tiềm năng bứt phá. Quang Hải, Công Phượng, Tuấn Anh hay Duy Mạnh…trở thành thần tượng của đông đảo người hâm mộ, đặc biệt là giới trẻ. Những thành tích ở cấp độ ĐTQG cũng góp phần tạo nên luồng gió mới kích thích sự phát triển của cả nền bóng đá, thu hút nguồn lực đầu tư lớn hơn từ xã hội.
Thất bại trước Thái Lan trong 2 kỳ AFF Cup gần đây khiến cho cuộc chia tay của ông Park với bóng đá Việt Nam kém trọn vẹn. Nhưng ở khía cạnh khác, chính sự thiếu hoàn hảo đó lại có thể trở thành động lực, mở ra một chu kỳ mới với bóng đá Việt Nam. Sự ra đi của ông Park cũng hợp với quy luật phát triển và điều quan trọng là ông ra đi khi bóng đá Việt Nam đã ở một nền tảng mới, đủ để nghĩ tới những mục tiêu cao hơn trong tương lai.