8 học sinh tiểu học nhập viện vì thuốc lá điện tử: Chuyên gia giáo dục nói gì?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vụ việc 8 học sinh lớp 3 (6 nam, 2 nữ) trường Tiểu học Hoàng Liệt đã phải nhập viện do nghịch thuốc lá điện tử trong lớp học giờ nghỉ trưa tiếp tục dấy lên nhiều lo ngại.

Trao đổi với báo chí, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Liệt xác nhận có 1 số học sinh lớp 3 phải vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe vì có liên quan tới thuốc lá điện tử.

Theo thông tin từ bà Hạnh, sáng 5/12, một học sinh lớp 3 của trường nhặt được 1 điếu thuốc lá điện tử ở bên ngoài trường. Sau giờ ăn trưa, do tò mò nên 8 học sinh cả nam và nữ trong lớp đã nghịch thuốc lá điện tử đó. Kết quả, 5 em có biểu hiện buồn nôn nên nhà trường đã đưa cả 8 học sinh vào bệnh viện kiểm tra.

Khi tới bệnh viện, có 3 em được về ngay, còn 5 em được kiểm tra. Các con đã được về nhà ngay sau đó.

Một phụ huynh có con học lớp 3 ở trường này cho biết, chị giật mình vì thông tin này vì cứ nghĩ các con còn nhỏ, thuốc lá điện tử vẫn xa với. Vị phụ huynh này cũng cảm thấy sốc khi có tới 8 bạn trong lớp con chị phải nhập viện.

Tương tự, chị Nguyễn Thu Hương (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, chị 'sốc' khi đọc thông tin này vì những học sinh mới lớp 3.

“Đúng là vấn đề ở đây có sự lơi lỏng giám sát của cả phụ huynh và nhà trường. Từ trước đấy nay phụ huynh cứ quá quan trọng cho con học văn hóa mà lơi lỏng phần dạy con kĩ năng ứng phó với những vấn đề nguy hiểm”- chị Hương nói.

Phần quan trọng nhất là cha mẹ cần dạy con kĩ năng?

Trao đổi với PV Tiền Phong về vụ việc 8 học sinh lớp 3 (6 nam, 2 nữ) trường Tiểu học Hoàng Liệt (Hà Nội) đã phải tới bệnh viện ngày 5/12/2022 do nghịch thuốc lá điện tử trong lớp học giờ nghỉ trưa, PGS. TS giáo dục Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, các học sinh ở độ tuổi này rất tò mò, rất thích bắt chước theo người lớn. Nên khi con có thể nhặt được thuốc lá điện tử thì cầm về rồi cho các bạn dùng thử cùng.

Thuốc lá điện tử chỉ là 1 nguy cơ chứ không phải là duy nhất. Dạy con về các nguy cơ là cần thiết, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Thay vì học suốt ngày, các con cần tham gia nhiều hơn các hoạt động cuộc sống: trồng cây, vệ sinh lớp học, làm việc nhà, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động cộng đồng. Khi đó, các con sẽ đỡ quan tâm đến các trò nguy hiểm. ", TS. Vũ Thu Hương

“Nhưng có lẽ thuốc đó (nhặt được) thì cũng đã hỏng rồi. Mang đến lớp khoe với bạn bè, rủ bạn bè cũng hút kiểu như muốn “vượt rào”. Nhưng thuốc thế nào thì ai mà biết được. Sự việc này giống như những đứa trẻ ngày xưa cũng bị người lớn gạ cho hút thuốc lào cũng gây bị say, bị buồn nôn”- ông Nam nói.

Ông Nam cũng cho rằng, sau sự việc này cho thấy nhiều bậc phụ huynh còn thiếu kiểm soát tới con cái. Vấn đề tuyên truyền về các tệ nạn xã hội cần bắt đầu từ sớm, và việc thực hiện các quy tắc an toàn trường học cần thực tế chứ không chỉ nằm trên giấy.

“Tôi cho rằng, vấn đề an toàn trường học cần được quan tâm nhiều hơn. Từ an toàn dinh dưỡng thực phẩm, an toàn ra vào trường học, an toàn về tâm lý của học sinh cũng phải đặt ra ở mỗi nhà trường”- Ông Nam nhấn mạnh.

TS. Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục tiểu học cũng cho rằng, phần quan trọng nhất mà cha mẹ cần phải đảm nhận là giáo dục ý thức đạo đức và rèn kĩ năng sống cho con.

"Cha mẹ cần cùng con tìm hiểu về thuốc lá điện tử. Dựa trên các thông tin khoa học nghiêm túc, cha mẹ và con sẽ cùng tìm hiểu kĩ càng các mục sau: Thuốc lá điện tử là gì, thuốc lá thường là gì. Sự khác biệt của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Các loại hóa chất có thể được sử dụng trong thuốc lá điện tử. Các tác hại của thuốc lá thường, thuốc lá điện tử. Hình dáng thuốc lá điện tử"- bà Hương nói.

Ngoài ra, cũng theo bà Hương, cha mẹ cần thảo luận với con về các cách phát hiện và ứng phó khi bị dụ dỗ thử thuốc lá điện tử. Phương pháp là bố mẹ dựng lên các kịch bản dụ dỗ khác nhau và cho con ứng xử xem có ổn không. Làm liên tục trong vài tối là các con sẽ có kĩ năng nhận diện và ứng phó kịp thời khi bị dụ dỗ.

Vị tiến sĩ tâm lý này cũng đưa ra lời khuyên, học sinh cần các hoạt động nhiều hơn. Thay vì học suốt ngày, các con cần tham gia nhiều hơn các hoạt động cuộc sống: trồng cây, vệ sinh lớp học, làm việc nhà, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động cộng đồng. Khi đó, các con sẽ đỡ quan tâm đến các trò nguy hiểm.

"Thuốc lá điện tử chỉ là 1 nguy cơ chứ không phải là duy nhất. Dạy con về các nguy cơ là cần thiết, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua"- bà Hương nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.