Kẻ gian đột nhập ga metro số 1 TPHCM lấy cắp nhiều vật tư

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Không chỉ có việc người lạ đột nhập vào Depot Long Bình (TP Thủ Đức, TPHCM) bôi bẩn hai đoàn tàu đang đặt tại đây, dự án metro số 1 còn bị kẻ gian lấy cắp hơn 13.000 chiếc kẹp ray.
Kẻ gian đột nhập ga metro số 1 TPHCM lấy cắp nhiều vật tư ảnh 1

Hai đoàn tàu metro bị bôi bẩn tại depot Long Bình.

Theo báo cáo của một nhà thầu thi công đường ray thuộc gói thầu CP3, dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên), trong lần kiểm tra công trường vào đầu tháng 5 vừa qua, nhà thầu này đã phát hiện bị mất trộm hơn 13.000 chiếc kẹp ray trong tổng số hơn 20.000 chiếc được thiết kế. Khoá kẹp ray này được dùng để cố định, liên kết các thanh ray và thanh nối tà vẹt.

Theo nhà thầu, đơn vị này bắt đầu thi công xây dựng đường ray từ tháng 12/2020 đến tháng 2/2021. Thời điểm này, các khóa kẹp ray đã được thiết lập hoàn chỉnh. Từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022, nhà thầu không còn làm việc ở khu vực thi công và vận hành thiết bị đường sắt. Các đơn vị khác vẫn làm việc tại đây.

Kẻ gian đột nhập ga metro số 1 TPHCM lấy cắp nhiều vật tư ảnh 2

Hơn 13.000 kẹp ray tuyến metro số 1 bị lấy cắp. Ảnh minh hoạ.

Đánh giá đây là một sự cố “hết sức đau lòng”, nhà thầu đã đề nghị Công an TPHCM cũng như Công an các quận, huyện hỗ trợ truy tìm và đưa số kẹp ray bị mất cắp về để thi công, lắp ráp trong thời gian sớm nhất nhằm hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Trước đó, 2 trong tổng số 17 đoàn tàu của tuyến metro số 1 đang lưu giữ tại depot Long Bình đã bị người lạ đột nhập bôi bẩn theo hình thức vẽ tranh đường phố (graffiti). Sau khi sự việc xảy ra, Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (đại diện chủ đầu tư) đã yêu cầu nhà thầu thống kê thiệt hại lên phương án khắc phục.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.