Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp
Vào những ngày trời nắng nóng, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng lạnh khoảng 26 độ C là lý tưởng nhất. Vì nếu nhiệt độ quá thấp bên trong phòng lạnh, khi bạn bước ra khỏi phòng với nhiệt độ cao của môi trường dễ gây ra hiện tượng sốc nhiệt, như khó thở, tim đập nhanh, chóng mặt,… hay ảo giác.
Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng máy lạnh không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ môi trường, chỉ nên dao động từ 1 - 5 độ C.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể rất là quan trọng nhất là vào những ngày nắng nóng như hiện nay. Bạn nên uống mỗi ngày trung bình 2 lít nước. Công thức tính: 0,4 x cân nặng = số lít nước cần uống cho 1 người trong ngày.
Khi bạn ngồi lâu trong môi trường sử dụng điều hòa dân dụng được thiết kế làm lạnh. Cũng như hút ẩm cho căn phòng sẽ khiến cho da bạn bị khô, rát họng hay khô mắt. Vì vậy việc cung cấp nước lại rất cần thiết.
Ngoài việc cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, bạn cũng cần ăn uống nhiều rau xanh hay trái cây. Để cung cấp một lượng nước và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bạn. Giúp cho cơ thể của bạn lúc nào cũng trong tình trạng khoẻ mạnh nhất.
Đặt chậu nước trong phòng điều hòa
Việc nằm trong phòng điều hòa có thể dẫn đến tình trạng khô da, rát cổ hoặc khô mắt đối với một số người nhạy cảm, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Vì thế, bạn có thể đặt chậu nước ở nơi mà luồng khí của điều hòa tập trung thổi đến, sẽ khắc phục được tình trạng này.
Hoặc bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu để cung cấp độ ẩm trong phòng điều hòa, cũng là giải pháp rất được ưa chuộng. Ngoài ra, với một số điều hòa hiện nay, bạn nên sử dụng thử chức năng thổi luồng gió dễ chịu, tạo độ ẩm hoặc tạo ion đều có lợi trong việc giữ gìn sức khỏe khi nằm trong phòng lạnh vào những ngày trời nắng nóng.
Nằm nghiêng khi ngủ trong phòng điều hòa
Nếu bạn nằm thẳng, đặc biệt là khi ngủ say, bạn thường có xu hướng mở miệng ra để hít thở. Điều này sẽ khiến cho cổ họng cảm thấy bị rát cổ và khô miệng, gây cảm giác khó chịu sau khi thức dậy.
Vì thế, bạn hãy điều chỉnh tư thế nằm nghiêng để giảm thiểu tình trạng việc thở bằng miệng và hạn chế việc tiết nhiều nước bọt - một trong nguyên nhân gây khô họng.
Đóng cửa sổ khi sau mở máy điều hòa 3 - 5 phút
Nhiều người có thói quen đóng kín cửa phòng trước khi mở máy điều hòa, giúp cho nhiệt độ căn phòng hạ nhanh chóng và mau cảm nhận được hơi lạnh nhiều hơn. Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên đợi khoảng 3 - 5 phút sau khi bật máy điều hòa rồi hãy đóng cửa.
Cách làm này sẽ tống bớt chất bẩn và vi khuẩn gây hại từ bên trong dàn lạnh, chúng sẽ được luồng khí lạnh đưa ra ngoài và hạn chế ứ đọng các vi khuẩn yếm khí trong phòng kín máy điều hòa, nhờ đó giúp bạn tránh gặp phải một số vấn đề liên quan đến hô hấp như hen suyễn và hắt xì.
Không mở máy điều hòa ngay khi vào nhà
Thời tiết nóng bức, mạch máu trong cơ thể có xu hướng giãn nở hơn so với bình thường. Nếu bạn đi từ bên ngoài (có nhiệt độ cao do thời tiết) vào phòng máy lạnh (có nhiệt độ thấp), thì sẽ làm cho mạch máu bị co bóp đột ngột, dễ gây ra tình trạng tăng huyết áp và ảnh hưởng đến tim cũng như mạch máu não.
Do đó, không nên mở máy lạnh ngay sau khi bước vào phòng, đồng thời tránh tình trạng di chuyển đột ngột từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp.
Không nên sử dụng điều hòa cả ngày
Ngồi trong phòng điều hoà quá lâu sẽ gây cho bạn nhưng vấn đề không tốt về sức khoẻ. Bạn nên sử dụng điều hoà một cách khoa học với việc sử dụng thời gian nhất định khoảng vài giờ.
Sau đó bạn hay ra bên ngoài hít thở không khí tự nhiên bên ngoài lúc nhiệt độ ngoài trời đã giảm thấp. Không còn nóng gắt như những giờ cao điểm vào buổi trưa. Bạn nên sử dụng điều hoà một cách khoa học như vậy để tránh các tình trạng ảnh hưởng tới sức khoẻ. Như, khô da hoặc là các vấn đề về đường hô hấp.
Mở cửa sổ sau khi ngừng sử dụng máy điều hòa
Sau khi sử dụng máy điều hòa phục vụ cho nhu cầu làm mát của mình, bạn nên mở cửa phòng để không khí được luân chuyển và không bị ứ đọng bên trong không gian kín khoảng 3 tiếng.
Vì nếu không khí trong phòng lạnh bị ứ đọng suốt 6 tiếng, thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí (còn gọi là vi khuẩn kỵ khí) sinh sôi và phát triển, gây hại cho sức khỏe.