Phòng chống rửa tiền: 6 năm chưa phát hiện vụ nào

ĐB Đỗ Văn Đương: Nếu nền kinh tế vẫn sử dụng nhiều tiền mặt, luật này không thể chống tội phạm rửa tiền được. Ảnh: Hồng Vĩnh
ĐB Đỗ Văn Đương: Nếu nền kinh tế vẫn sử dụng nhiều tiền mặt, luật này không thể chống tội phạm rửa tiền được. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Phát biểu thảo luận về dự án Luật Phòng chống rửa tiền (PCRT) tại tổ (9-11), ĐBQH cho rằng hoạt động rửa tiền ở nước ta chắc chắn là có.

> Cần có cơ chế phòng chống rửa tiền với tổ chức tài chính

Tuy nhiên, từ khi có Nghị định PCRT (năm 2005) đến nay, cơ quan chức năng chưa phát hiện vụ việc nào.

ĐB Đỗ Văn Đương: Nếu nền kinh tế vẫn sử dụng nhiều tiền mặt, luật này không thể chống tội phạm rửa tiền được. Ảnh: Hồng Vĩnh
ĐB Đỗ Văn Đương: Nếu nền kinh tế vẫn sử dụng nhiều tiền mặt, luật này không thể chống tội phạm rửa tiền được. Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo (Hà Nội), chưa phát hiện rửa tiền ở Việt Nam không có nghĩa nước ta không có tiền bẩn! Rửa tiền chắc chắn có. Nhưng vì giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt, nên tiền bẩn không nhất thiết phải đi qua ngân hàng.

"Tiền bẩn" của bọn buôn lậu, buôn ma túy trở thành "tiền sạch" quá dễ. Bởi người ta chỉ cần mang bao tiền bẩn đó đi mua nhà, mua đất rồi bán lấy tiền là thành tiền sạch, không cần phải "rửa" qua các ngân hàng.

"Nếu nền kinh tế vẫn sử dụng tiền mặt như hiện nay, thì luật này chỉ được xây dựng cho hợp với thông lệ quốc tế, làm cho có thôi chứ không thể chống tội phạm rửa tiền được" - Ông Thảo thẳng thắn.

ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) cảnh báo, hiện nay rửa tiền ở nước ta không qua ngân hàng nữa mà thông qua hoạt động của một số Cty. Các Cty này thậm chí chịu thua lỗ, đóng thuế đầy đủ để che mắt cơ quan chức năng.

Cũng theo ĐB Đương, ở nước ta tham nhũng có dính đến rửa tiền. Vậy mà những năm qua, Cục phòng chống rửa tiền chưa làm được bao nhiêu. Để ngăn chặn phòng chống rửa tiền, có lẽ không nên giao việc này cho Cục phòng chống rửa tiền của ngân hàng nhà nước, mà phải giao nhiệm vụ đó cho Bộ Công an.

Phó Tổng cục trưởng TCSCND Đỗ Kim Tuyến cho biết, trên thế giới nhiều nước có cơ quan điều tra riêng hoạt động tài chính, ngân hàng. Chúng ta vẫn chưa có cơ quan này. Vì vậy, cần nghiên cứu đưa vào Luật qui định về cơ quan phòng chống rửa tiền như thế nào đó cho có hiệu quả.

"Luật còn thiếu các qui định liên quan đến hoạt động rửa tiền, chủ yếu mới qui định về hành vi mở tài khoản tại ngân hàng. Vì thế, suốt 6 năm qua chúng ta không phát hiện vụ việc nào" - Ông Tuyến phân tích.

ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nói, phòng chống rửa tiền là vấn đề cấp bách trong bối cảnh hoạt động tài chính có độ mở, nhất là trong, hoạt động xuất nhập khẩu. Luật sẽ càng có ý nghĩa trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Một số ĐB đề nghị, Luật cần xác định rõ những hành vi rửa tiền thực tế đang có ở Việt Nam. Đồng thời, phải có cơ chế để có thể phát hiện được những hoạt động liên quan đến rửa tiền.

Các hành vi bị cấm

1. Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc tài khoản sử dụng tên giả. 2. Thành lập ngân hàng vỏ bọc trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Tham gia hoặc thiết lập quan hệ kinh doanh với ngân hàng vỏ bọc. 4. Thiết lập, sử dụng dịch vụ chuyển tiền thay thế. 5. Tham gia hoặc tạo điều kiện cho hoạt động rửa tiền - (Điều 6 Dự thảo Luật)

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.