Phố Wall ngao ngán các công ty từ Trung Quốc

Phố Wall ngao ngán các công ty từ Trung Quốc
TPO - Hãng quản lý tài sản Trung Quốc Jupai Holdings bắt đầu niêm yết trên sàn chứng khoán New York từ tháng 7/2015. Là một công ty lớn trong lĩnh vực tài chính, Jupai trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Mỹ như một cách họ có thể tranh thủ thị trường tài chính tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc. 

Nhưng câu chuyện hóa ra không phải vậy. Chỉ 2 năm sau, công ty từ Thượng Hải này bị Ninespot, một doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên công nghệ live streaming, kiện vì gian dối và vi phạm hợp đồng. 

Theo tài liệu của tòa, Jupai không thể thực hiện hợp đồng đã ký về việc sẽ đầu tư 18 triệu USD vào Ninespot. Việc này khiến Ninespot buộc phải đóng cửa và quyết định kiện Jupai ra tòa. 

Từ đó, cổ phiếu của Pupai bắt đầu trượt dốc, đánh mất hơn 90% trong vòng 1 năm, xuống mức 2,23 USD trong tháng này. Trong thời gian đó, các nhà đầu tư Mỹ thua tổng số gần 900 triệu USD. 

Câu chuyện này nói lên một nỗi lo lắng từ lâu trên Phố Wall về những công ty không có lịch sử tôn trọng pháp quyền. 

Ngay cả khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh, các nhà đầu tư Mỹ càng cảnh giác hơn với những công ty đến từ Trung Quốc, và Phố Wall trở thành mặt trận mới nhất cho sự chia lìa Mỹ - Trung. Từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại cách đây 1 năm, cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh trên mặt trận thuế đã dẫn 2 nước đến tình trạng phân ly về thương mại, công nghệ, trao đổi văn hóa và nghiên cứu. 

Những khó chịu từ phía Mỹ vượt ra khỏi tranh chấp trong hợp đồng sang những hoài nghi về tình trạng báo cáo tài chính mù mờ, đôi khi không đáng tin cậy của các công ty Trung Quốc, cũng như cách họ lẩn tránh giám sát tài chính từ bên ngoài. 

“Những trường hợp như Jupai xảy ra với các doanh nghiệp khắp thế giới, và với cả các công ty Mỹ. Nhưng với các công ty Trung Quốc thì thường xuyên hơn nhiều”, ông Jay Boyle, nhà sáng lập hãng tư vấn tài chính ECFO Services ở Thượng Hải, đánh giá. 

Ban giám sát kiểm soát doanh nghiệp đại chúng (PCAOB), tổ chức giám sát kiểm toán các công ty đã niêm yết, có một danh sách các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ nhưng từ chối để cơ quan kiểm toán Mỹ đánh giá tài liệu kiểm toán. Hiện tại, danh sách đó bao gồm 224 công ty. PCAOB cho biết có đến 95% trong số các công ty đó thuê kiểm toán ở Trung Quốc đại lục hoặc Hong Kong. 

Danh sách đó có nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, như tập đoàn xăng dầu và hóa chất China Petroleum & Chemical, hãng viễn thông China Mobile, và JD.com – với giá trị vốn hóa thị trường lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ. 

Bất chấp chiến tranh thương mại, 34 công ty Trung Quốc huy động được 9,2 tỷ USD vốn ở Mỹ trong năm ngoái, tăng gấp đôi con số của năm 2017. Bốn công ty trong số đó, bao gồm iQiyi, Pinduoduo, Nio và Tencent Music Entertainment, mỗi công ty huy động được hơn 1 tỷ USD vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ. 

Nhưng các nhà đầu tư Mỹ đã mua cổ phiếu của những công ty đó mất 13% tiền đầu tư trong giai đoạn này. 

Khi tổng lượng vốn hóa thị trường của các công ty Trung Quốc niêm yết ở Mỹ lên đến 1,2 nghìn tỷ USD, giới đầu tư Mỹ lo lắng rằng thực tế có những rủi ro mà họ không hề biết. 

Trong một tuyên bố chung đưa ra vào tháng 12 năm ngoái, Ủy ban chứng khoán Mỹ và PCAOB đánh giá các công ty trụ sở tại Trung Quốc đang niêm yết ở Mỹ là thách thức lớn nhất mà các thanh tra Mỹ phải đối phó. 

Các chính trị gia ở Washington đang chung tay hành động trên mặt trận này. Tháng 6 năm nay, 4 thượng nghị sĩ Mỹ gồm Marco Rubio, Tom Cotton, Bob Menendez và Kirsten Gillibrand, cùng trình một dự luật nhằm buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì không tuân thủ nghĩa vụ minh bạch và công khai thông tin theo quy định của Mỹ. 

Thượng nghị sĩ Gillibrand nói: “Nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ các quy tắc minh bạch quốc tế thì các công ty của họ không được tiếp cận thị trường Mỹ”. 

Ngoài lo lắng về tính minh bạch, nhiều chuyên gia cảnh báo về rủi ro các chỉ số chứng khoán đang phụ thuộc phần lớn vào các công ty Trung Quốc. 

“Tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc lên đến 34%, theo ông Steven Schoenfeld, trưởng bộ phận đầu tư của hãng nghiên cứu và đầu tư BlueStar Indexes ở New York, đánh giá. 

“Tình trạng phụ thuộc vào Trung Quốc như thế này là chưa từng có tiền lệ. Với bất kỳ quốc gia riêng lẻ nào có sự tập trung lớn như thế này đều có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tư”, ông Schoenfeld nói. 

Không chỉ riêng các nhà đầu tư Mỹ chịu tổn thất bởi văn hóa không công khai của các công ty Trung Quốc. 

Quanh thời điểm Jupai niêm yết ở New York, các nhà đầu tư vào công ty này ở Trung Quốc cũng kiện Jupai vì đã bán các sản phẩm tài chính giả mạo đại diện cho một quỹ khác. 

“Đó là một vấn đề hệ thống vì văn hóa coi trọng quan hệ hơn pháp luật”, ông Boyle, cố vấn của ECFO, nói. 

Sau khi hứng chịu thiệt hại vì các công ty Trung Quốc, các nhà đầu tư Mỹ đã hiểu được điều đó có nghĩa là gì. 

Theo theo SCMP
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.