Phi công Úc bị chiếu laser trên biển Ðông?

Tàu HMAS Canberra. Ảnh: AP
Tàu HMAS Canberra. Ảnh: AP
TP - Các phi công hải quân Úc nói họ bị chiếu laser khi bay trên biển Ðông. Các tàu cá thuộc lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc bị nghi ngờ đứng sau hành động này.

Ông Euan Graham, công tác tại ĐH La Trobe, là một trong các học giả được mời tham gia quan sát cuộc diễn tập mang tên Nỗ lực Ấn Độ - Thái Bình Dương 2019. Có mặt trên chiếc tàu sân bay HMAS Canberra trên hành trình đến Singapore và Việt Nam, ông Graham đã kể lại tương tác giữa lực lượng Úc và hải quân Trung Quốc.

“Chúng tôi bị một tàu chiến theo đuôi từ khoảng cách khá xa trong hầu hết hành trình, cả chiều đi và chiều về, bất chấp thực tế là tuyến đường đó không khiến chúng tôi lại gần bất kỳ cấu trúc nào mà Trung Quốc chiếm đóng hay bất kỳ khu vực nhạy cảm nào”, ông Graham viết trong bài đăng trên blog The Strategist của Viện Chính sách chiến lược Úc.

Ông Graham nói con tàu bám đuôi không gây cản trở rõ ràng nào đến hoạt động của tàu HMAS Canberra hay đội máy bay. Đội trực thăng tấn công Tiger của Úc đã thực hiện các bài tập cất cánh và đáp xuống boong, ông cho biết.

Nhưng “một số phi công lái trực thăng bị tàu cá đi qua chĩa chùm laser vào mắt, khiến họ phải hạ cánh để kiểm tra y tế”, ông Graham viết.

“Đây là phản ứng của ngư dân trước những điều bất thường? Hay là một kiểu quấy rối phối hợp của lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc? Khó có thể nói chắc chắn, nhưng các vụ tương tự từng xảy ra ở tây Thái Bình Dương”, ông viết.

Ông Don Rothwell, một chuyên gia về luật biển công tác tại ĐHQG Úc, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên quân nhân Úc bị chiếu tia laser. “Hành động sử dụng laser rõ ràng trong bối cảnh quân sự giả định là một diễn biến mới”, báo Guardian dẫn lời ông Rothwell.

Laser có thể gây mù, khiến phi công mất khả năng điều khiển máy bay.

Ông Rothwell nói rằng lực lượng tàu đánh cá dân quân trên biển của Trung Quốc có thể lên đến hàng nghìn chiếc, và tăng mạnh về số lượng trong 5 năm qua.

Ông Rothwell nói rằng việc các tàu hải quân Úc không tiến gần các đảo nhân tạo hay đi vào trong phạm vi 12 hải lý không phải điều quan trọng duy nhất, mà chỉ riêng sự hiện diện của họ trên biển Đông cũng khiến Trung Quốc khó chịu.

“Họ coi biển Đông là ao nhà. Và bất kỳ hoạt động quân sự nào của nước ngoài... cũng đều bị coi là can thiệp vào chủ quyền của Trung Quốc”, ông Rothwell nói.

“Lý do chiếu laser chưa được xác định, nhưng có thể là để thu hút chú ý đến sự hiện diện của họ trên vùng biển đông đúc”, CNN dẫn lời Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Úc nói trong một tuyên bố.

Trên biển, ngư dân thường dùng laser để cảnh báo các tàu đang tiến quá gần họ. “Điều đó có nghĩa trong phòng ngừa va chạm, nhưng rõ ràng lần này các máy bay không gây đe dọa trực tiếp nào. Tôi nghĩ lực lượng dân quân trên biển là một chiến thuật được sử dụng có chủ ý”, ông Graham đánh giá.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.