Phát triển văn hóa Hà Nội tiêu biểu cho cả nước

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, qua đó xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội thực sự tiêu biểu cho văn hóa cả nước.

Ngày 6/11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy trong 10 năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Thủ đô Hà Nội đã tạo sự chuyển biến tích cực với những kết quả nổi bật.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ được Hà Nội đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra, xác định đây là khâu đột phá trong thực hiện Chương trình 06-CTr/TU về Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025.

Phát triển văn hóa Hà Nội tiêu biểu cho cả nước ảnh 1
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Lại Tấn

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định văn hóa Thủ đô đóng góp vai trò quan trọng, không chỉ trực tiếp mà theo thời gian, nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của văn hóa và phát triển con người của Hà Nội ngày càng sâu sắc, toàn diện, cập nhật xu thế phát triển của thế giới.

Theo ông Phong, từ khi có Nghị quyết 33-NQ/TW, Hà Nội đã triển khai nghiêm túc, vận dụng sáng tạo trên tinh thần nêu cao vai trò, trách nhiệm của Thủ đô. Theo đó, không chỉ thực hiện nghiêm mà thành phố còn rất sáng tạo, bám sát yêu cầu tình hình thực tiễn của Thủ đô.

Cụ thể, hệ thống chính trị thành phố đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, quyết sách như ban hành 2 bộ tiêu chí góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Hà Nội cũng là địa phương đã mạnh dạn đưa môn giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội vào hệ thống giáo dục phổ thông, trong đó có nội dung Hà Nội học vào các nhà trường, đưa thí điểm sân khấu vào học đường để giáo dục học sinh…

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/2/2022 về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ khi ban hành đến nay, lĩnh vực công nghiệp văn hóa đã xác định đúng, trúng các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. “Chưa bao giờ Hà Nội có đầy đủ, đồng bộ với những quan điểm cụ thể, sâu sắc, tầm nhìn dài hạn cho Thủ đô như hiện nay” - Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Phát triển văn hóa Hà Nội tiêu biểu cho cả nước ảnh 2
Lãnh đạo thành phố trao Bằng khen của UBND thành phố cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 33. Ảnh: Viết Thành.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế, trong đó tập trung nhấn mạnh việc phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội còn chưa đồng đều tại các địa phương. “Phát triển văn hóa, xây dựng con người không phụ thuộc vào xuất phát điểm thấp hay cao mà quan trọng là nhận thức và quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo”, ông Nguyễn Văn Phong nêu.

Về nhiệm vụ thời gian tới, ông Nguyễn Văn Phong đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND TP, Sở Văn hóa - Thể thao, các sở, ban, ngành của thành phố quan tâm lãnh đạo để sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phải xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội thực sự tiêu biểu cho văn hóa cả nước với việc triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng về phát triển văn hóa, con người.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.