Phát huy vai trò của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
TP - 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) quản lý đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong giữ vững các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước đề ra...
Phát huy vai trò của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ảnh 1
Lễ ký bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN từ Bộ Công thương về Ủy ban quản lý vốn NN tại DN

Nỗ lực vượt khó khăn, thách thức

Theo quy định tại Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018, Ủy ban được giao làm đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 Tập đoàn kinh tế (TĐ), Tổng công ty (TCT), hoạt động SXKD trong 16 ngành kinh tế - kỹ thuật. Tổng số doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp trực thuộc 19 tập đoàn, tổng công ty là 871. trong đó, có 479 công ty con (tập đoàn, tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 368 công ty liên kết (tập đoàn, tổng công ty nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ), 24 đơn vị sự nghiệp. Đến năm 2022 có tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất 1 triệu 173 nghìn tỷ đồng, tổng tài sản 2 triệu 445 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của DNNN trong cả nước).

Trong 05 năm kể từ khi thành lập (29/9/2018 - 29/9/2023), Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty đã cố gắng vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng tối đa những cơ hội, hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ được giao. Ủy ban đã chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước; Sắp xếp, xử lý đất đai; Quản lý, sử dụng tài sản công; Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Ủy ban chỉ đạo các TĐ, TCT xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm gắn với chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, cố gắng bảo đảm các mặt hàng thiết yếu, các cân đối lớn. Đẩy mạnh đầu tư vào các dự án quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng giao thông quốc gia, chuyển đổi số, viễn thông và công nghệ thông tin, vận tải... Đồng thời, Ủy ban đã báo cáo Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư. Trong đó, có 10 dự án lớn, quan trọng, cấp thiết đã chậm tiến độ từ nhiều năm, với tổng mức đầu tư khoảng 259 nghìn tỷ đồng.

Dấu son Vinataba sau 5 năm trực thuộc ủy ban

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, giai đoạn (2018-2022) đã ghi nhận những thành tích nổi bật trong lịch sử gần 40 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty thuốc lá VN (Vinataba). Nộp ngân sách và lợi nhuận đều tăng trưởng vượt bậc, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Nếu năm 2018 nộp ngân sách toàn Tổng công ty đạt 11.034 tỷ đồng thì tới năm 2022 con số này đã lên tới 14.235 tỷ đổng, tăng trưởng 6,6 % trong cả giai đoạn. Lợi nhuận năm 2022 lần đầu tiên đạt mốc 1.775 tỷ đồng, so với vốn điều lệ được Nhà nước cấp gần 7.600 tỷ đồng, mỗi năm Vinataba đã đóng góp cho ngân sách quốc gia gấp 2 lần vốn điều lệ.

Đời sống vật chất tinh thần của gần 8.000 cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân tăng 6% mỗi năm, đạt mức cao nhất gần 21 triệu đồng/người/tháng trong năm 2022.

Mở ra nhiều cơ hội phát triển mới

Hoạt động của Ủy ban trong 5 năm qua đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Sau khi chuyển về Ủy ban, 19 tập đoàn, tổng công ty hoạt động sản xuất ổn định, thể hiện được vai trò nòng cốt trong một số ngành, lĩnh vực. Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. So với năm 2018 (bắt đầu chuyển về Ủy ban), tổng vốn chủ sở hữu hợp nhất tăng từ 1 triệu 055 nghìn tỷ đồng lên 1 triệu 154 nghìn tỷ đồng. Tổng tài sản hợp nhất tăng từ 2 triệu 417 nghìn tỷ đồng lên 2 triệu 491 nghìn tỷ đồng (chiếm tỷ lệ khoảng 63% tổng vốn chủ sở hữu và 65% tổng tài sản của DNNN trong cả nước). Về cơ bản, các chỉ tiêu SXKD đạt được hàng năm đều tăng trưởng.

Sau 5 năm chuyển về Ủy ban quản lý, 19 tập đoàn, tổng công ty đã phê duyệt/triển khai thực hiện hoàn thành đầu tư 185 dự án nhóm A, 455 dự án nhóm B. Một số dự án trọng điểm như: Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái, các công trình lưới điện 500kV Vĩnh Tân, Sông Hậu - Đức Hòa, Long Phú - Ô Môn; Hoàn thành đầu tư và vận hành với công suất cao Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2; Dự án nâng cấp mở rộng NMLD Dung Quất đã được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, hiện nay chủ đầu tư BRS đang sớm hoàn thành đấu thầu lập FS, Các Dự án Cảng HKQT Long Thành, Nhà ga T3 Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Mở rộng đường Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây...

MỚI - NÓNG