Phát huy dân chủ và nhân tố con người

PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc Ảnh: P.Sưởng
PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc Ảnh: P.Sưởng
TP - PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) - cho rằng, Đại hội XI cần tập trung vào hai khâu đột phá là phát huy dân chủ và nhân tố con người; giải quyết tốt 5 mối quan hệ cơ bản trong thời kỳ mới.
PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc Ảnh: P.Sưởng
PGS - TS Nguyễn Trọng Phúc Ảnh: P.Sưởng.

Từ bài học tôn trọng khách quan

Trong 10 kỳ Đại hội Đảng đã qua, ông ấn tượng nhất với đại hội nào?

Mỗi một đại hội Đảng đều đánh dấu một mốc phát triển của cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc. Nhưng tôi ấn tượng nhiều về Đại hội VI của Đảng. Tháng 8 - 1986 khi đồng chí Trường Chinh được bầu làm Tổng Bí thư, Bộ Chính trị đã họp và có kết luận, phân tích những điểm chưa đúng của việc điều chỉnh giá, lương, tiền cuối năm 1985.

Kết luận của Bộ Chính trị lần đầu tiên khẳng định rõ, phải làm kinh tế nhiều thành phần. Với quan điểm mới này, ngay trước đại hội, Báo cáo Chính trị đã được viết lại. Trong nghiên cứu lịch sử Đảng, chúng tôi coi Đại hội VI là đại hội bước ngoặt trên con đường đi lên CNXH, cũng là bước ngoặt của toàn bộ tiến trình cách mạng nước ta.

Những bài học gì được nhận rõ từ Đại hội VI, thưa ông?

Đó là bài học lấy dân làm gốc, tôn trọng sự thật khách quan. Bởi, không thể lấy mong muốn chủ quan của mình áp đặt cho thực tiễn. Lê-nin từng nói, không bao giờ được lấy tình cảm chủ quan của mình làm điểm xuất phát cho đường lối.

Đại hội VI với thái độ “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Bác Hồ của chúng ta từ năm 1947 cũng đã nói: “Ta có khuyết điểm thì ta nhận trước dân, bàn bạc, thảo luận với dân để tìm cách sửa chữa”.

Sau khi có Đại hội VI, chúng tôi coi cỗ xe đất nước đã được đặt lên đường ray, định được hướng đi đúng, rõ. Nhưng cũng không phải không có những khó khăn.

Đến phát huy dân chủ và nhân tố con người

Sau 25 năm đổi mới, trước thềm Đại hội XI của Đảng, chúng ta lại đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới để đưa đất nước tiếp tục bứt phá, đi lên, thưa ông?

Tôi thấy 5 quan điểm trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 rất đáng suy nghĩ. Trong đó, tôi nhấn mạnh đến quan điểm thứ ba trong đổi mới là phải chú ý phát huy dân chủ và nhân tố con người. Tôi rất nhấn mạnh điều này, bởi xét cho đến cùng, đường lối đúng đắn bao nhiêu mà con người thực hiện không đáp ứng thì cũng khó khăn. Con người vừa là chủ thể lại vừa là mục tiêu. Phát huy nhân tố con người phải trên cơ sở lợi ích kinh tế là động lực.

Phải chăng nhân tố con người và thực hiện dân chủ là đột phá để đất nước đi lên?

Đúng vậy. Mỗi giai đoạn chúng ta phải tạo động lực mới. Đại hội VI là nhấn mạnh đến động lực, hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Ở Đại hội XI, phải phát huy tối đa dân chủ XHCN và nhân tố con người. Dân chủ là người dân phải được tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Bác Hồ đã nói, trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, phát huy được trí tuệ tập thể. Do vậy, phải có quy chế để thực hiện dân chủ cả trong Đảng và ngoài xã hội.

Ngoài ra, chất lượng lao động là yếu tố quyết định. Cùng với đó là nâng cao tư duy chiến lược của người lãnh đạo.

Vậy theo ông đâu là những nhiệm vụ đặt ra và phải giải quyết trong nhiệm kỳ tới của Đảng?

Thứ nhất là phải xác định được mối quan hệ thích hợp giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị. Đổi mới kinh tế mà không đổi mới chính trị sẽ kìm hãm sự phát triển. Thứ hai là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế cuối cùng là vì con người.

Thứ ba là mối quan hệ giữa đời sống vật chất là đời sống văn hóa tinh thần, đạo đức xã hội. Không thể để kinh tế đi lên mà văn hóa xuống cấp. Thứ tư là mối quan hệ giữa xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Thứ năm là mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế.

Cảm ơn ông!

Phùng Sưởng - Hà Nhân

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG