Phát hiện này cung cấp những hiểu biết mới về quá trình phát triển sự sống trên hành tinh, lí do các loài động vật tuyệt chủng, cũng như cách những loài sinh vật phản ứng với sự thay đổi của môi trường.
Loài Coronacollina còn giúp các nhà khoa học nhận ra sự sống tồn tại ở những nơi khác trong vũ trụ.
Coronacollina acula sống ở đáy biển. Hình dạng của nó giống cái vòng nhỏ. Sinh vật này có chiều dài từ 20 đến 40 cm.
Các nhà khoa học tin rằng, nó tiêu hóa thức ăn tương tự loài bọt biển và không có khả năng di chuyển. Do đó, hình thức sinh sản của sinh vật vẫn còn là một ẩn số. Có lẽ, loài Coronacollina đã tồn tại bằng cách sử dụng gai nhỏ giống như những thanh hỗ trợ.
Niên đại của bộ xương cho thấy, nó tồn tại trong thời kỳ Ediacaran. Đó là khi trước khi sự sống bùng nổ và các loài sinh vật xuất hiện trên Trái Đất tại thời kỳ Cambrian (cách đây 488 đến 542 triệu năm).
Con người vẫn nghĩ đến thời kỳ Cambrian, các loài động vật có cấu tạo thân mềm và không có phần cứng - trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là giáo sư địa chất tại Trường Đại Học California, bà Mary Droser cho biết - Tuy nhiên, hiện nay chúng ta tìm thấy một sinh vật có xương xuất hiện trước thời kỳ Cambrian. Vì vậy, sinh vật này có thể là loài động vật cổ xưa nhất, cấu tạo nên từ những phần cứng.
Phần cứng có tác dụng nâng sinh vật lên. Đây là một bước tiến hóa lớn của động vật.
Theo bà Droser, sự xuất hiện của Coronacollina acula cho thấy các loài động vật thời kỳ Ediacaran cũng là một phần trong dòng tiến hóa của giới động vật.
“Số phận của những loài động vật đầu tiên thời kỳ Ediacaran vẫn là chủ đề gây tranh luận. Nhiều người cho rằng, tất cả chúng đều đã tuyệt chủng ngay trước thời kỳ Cambrian và khám phá mới của chúng tôi chỉ ra rằng, sự thật không phải như vậy” - bà nói.
Phượng Vũ
Theo Dailymail