Phát hiện phần mộ ma cà rồng có thật trong lịch sử

Phần mộ của ma cà rồng mới đây được phát hiện tại Santa Maria la Nova, Naples, Italy đã cho thấy rằng nhân vật này không phải chỉ tồn tại trong tiểu thuyết mà là nhân vật thật ngoài đời.

Bia mộ thế kỷ 16 khai quật tại Santa Maria la Nova, Naples, Italy được cho là “bằng chứng mới” cho thấy Bá tước ma cà rồng Dracula không chết trong một trận chiến vào khoảng 31/10 – 31/12/1976, như nó được giả định trước đây.

Trước đó, hầu hết các sử gia tin rằng Dracula bị giết chết trên một con đường giữa Bucharest và Giurgiu ở Romania, trong một cuộc tấn công để chiếm lại Wallachia được lãnh đạo bởi Basarab Laiota. Theo đó, Laiota chặt đầu Dracula, chôn vùi cơ thể dưới đất cát mà không có bất kỳ lễ nghi nào, và gửi đầu Dracula tới Constantinople như là chiến lợi phẩm chiến thắng. Sau đó, câu chuyện đã trở thành nguồn cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết ma cà rồng nổi tiếng của Bram Stoker.

Phát hiện phần mộ ma cà rồng có thật trong lịch sử ảnh 1

Nhân vật bá tước Dracula trong truyền thuyết


Theo các nhà sử học Đại học Tallinn, Estonia, họ phát hiện ra tài liệu bằng chứng cho thấy trong thực tế Dracula (hay còn gọi là Bá tước Dracula, Vlad III, Hoàng tử của Wallachia, Vlad Impaler) bị bắt làm tù binh, nộp tiền chuộc con gái của ông (con gái Maria-người được gửi đến Naples kết hôn với một người xứ Naples), sau đó định cư ở Italy và được chôn cất tại một nhà thờ ở Naples. Họ tin rằng trong thời gian Dracula bị bắt làm tù nhân, sống những ngày cuối cùng ở Italy đã sinh tồn bằng cách ăn máu trinh nữ. Khi ông qua đời, họ khẳng định, ông được chôn cất tại nhà thờ tại đây, cũng là nơi an nghỉ của con gái và rể ông.

Phát hiện phần mộ ma cà rồng có thật trong lịch sử ảnh 2

Hình khắc bên ngoài ngôi mộ cho thấy đây là mộ phần của ma cà rồng

Các nhà nghiên cứu tuyên bố rằng ngôi mộ cho thấy rõ ràng những biểu tượng của House of Drăculeşti (Nhà Draculesti) chứ không phải biểu tượng của một nhà quý tộc Italy. Đó là những tác phẩm phù điêu điêu khắc với hình rồng tượng trưng cho Dracula và hai hình nhân sư đối lập đại diện cho thành phố Thebes, còn được gọi là Tepes. Trong các biểu tượng, cái tên Dracula Tepes cũng được tìm thấy. Việc phát hiện ngôi mộ của Vlad III trong một nhà thờ ở Naples, Italy là điều tuyệt vời được ví như sự khởi đầu của một bộ phim.

Trước đây, các nhà khảo cổ cũng đã từng phát hiện ra ngôi mộ được cho là của ma cà rồng tại một nghĩa trang ở thị trấn Kamien Pomorski, Ba Lan có niên đại từ thế kỷ 16.

Phát hiện phần mộ ma cà rồng có thật trong lịch sử ảnh 3

Miệng hài cốt bị chèn gạch để không thể cắn, hút máu người

Bằng chứng để người ta khẳng định đây là mộ ma cà rồng chính là những dấu vết của việc đóng cọc, chèn gạch vào thi thể người chết.

Phát hiện phần mộ ma cà rồng có thật trong lịch sử ảnh 4

Một cảnh đóng cọc gỗ vào tim ma cà rồng trong bộ phim kinh dị Horror of Dracula.

“Ban đầu chúng tôi nghĩ ông ấy bị thương ở chân. Nhưng tìm hiểu kỹ chúng tôi nhận thấy đó là một lỗ thủng do có ai đó đục. Miệng có một miếng gạch chèn vào, có lẽ để ngăn cho ma cà rồng không dùng răng để cắn vào nạn nhân”, lãnh đạo nhóm nghiên cứu nhà khảo cổ Slawomir Gorka nói.

Phát hiện phần mộ ma cà rồng có thật trong lịch sử ảnh 5

Chân cũng bị đóng cọc để không thể lên được mặt đất.

Được biết, niềm tin vào ma cà rồng phổ biến ở khắp vùng Bulgaria và các khu vực khác của Trung Âu suốt thời Trung Cổ. Những kẻ nghiện rượu, trộm cắp hay giết người đều có khả năng trở thành ma cà rồng. Niềm tin này còn được dựng thành bộ phim kinh dị về ma cà rồng chúa Dracula vào năm 1958.

Theo Theo Tinmoi.vn
MỚI - NÓNG