Phát hiện ngôi đền cổ 2.700 năm tuổi với những dòng chữ tượng hình ở Sudan

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra tàn tích của một ngôi đền có niên đại khoảng 2.700 năm, vào thời một vương quốc tên là Kush cai trị một khu vực rộng lớn, bao gồm cả những gì ngày nay là Sudan, Ai Cập và một phần của Trung Đông.
Phát hiện ngôi đền cổ 2.700 năm tuổi với những dòng chữ tượng hình ở Sudan ảnh 1

Các khối cổ với chữ tượng hình được phát hiện ở Sudan.

Phần còn lại của ngôi đền được tìm thấy tại một tòa thành thời trung cổ ở Old Dongola, gần bờ sông Nile ở Sudan ngày nay. Một số khối đá của ngôi đền được trang trí bằng các hình và chữ tượng hình. Một phân tích về hình tượng và chữ viết cho thấy chúng là một phần của cấu trúc có từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên

Các nhà khảo cổ học thuộc Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải của Ba Lan tại Đại học Warsaw cho biết trong một tuyên bố, phát hiện này là một bất ngờ, vì không có phát hiện nào có niên đại cách đây 2.700 năm được biết đến tại Old Dongola.

Bên trong một số tàn tích của ngôi đền, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những mảnh chữ khắc, trong đó có một đoạn đề cập rằng ngôi đền dành riêng cho Amun-Ra của Kawa, Dawid Wieczorek, nhà Ai Cập học cộng tác với nhóm nghiên cứu, cho biết.

Amun-Ra là một vị thần được tôn thờ ở Kush và Ai Cập, còn Kawa là một địa điểm khảo cổ ở Sudan với một ngôi đền. Không rõ liệu các khối đá mới được tìm thấy là từ ngôi đền này hay một khối không còn tồn tại.

Julia Budka, giáo sư khảo cổ học tại Đại học Ludwig Maximilian ở Munich, Đức, người đã thực hiện nhiều công việc ở Sudan nhưng không tham gia vào dự án nghiên cứu này, cho biết: " Đây là một khám phá rất quan trọng và đặt ra một số câu hỏi."

Chẳng hạn, cô cho rằng có thể cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định niên đại chính xác của ngôi đền. Một câu hỏi khác là liệu ngôi đền có tồn tại ở Old Dongola hay liệu phần còn lại được vận chuyển từ Kawa hay một địa điểm khác, như Gebel Barkal, một địa điểm ở Sudan có một số đền thờ và kim tự tháp. Mặc dù phát hiện này là "rất quan trọng" và "rất thú vị", nhưng "còn quá sớm để nói điều gì đó chính xác" và cần phải nghiên cứu thêm, cô nói.

Nghiên cứu tại Old Dongola đang được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Artur Obłuski, nhà khảo cổ học tại Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải của Ba Lan.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?
Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?
TPO - Dự án khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được kỳ vọng là cơ hội góp phần vừa công nghiệp hóa vừa đô thị hóa cho địa phương, việc tái định cư trong giai đoạn đầu thực hiện tốt thì khi triển khai giai đoạn 2 sẽ rất thuận lợi. Khu tái định cư sẽ là cơ sở để hình thành nên các khu đô thị mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...