Phát hiện mới về "thủ phạm" gây béo phì

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Các công trình nghiên cứu cho thấy, mỡ trắng dễ tăng kích thước lẫn số lượng và chính là thủ phạm của thừa cân, béo phì

Những kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc ĐH Harvard (Mỹ) về mỡ trắng, mỡ nâu được công bố gần đây trên tập san New England Journal of Medicine đã đưa đến cho giới khoa học một cách nhìn toàn diện về mỡ trong cơ thể. Theo đó, sự gia tăng quá mức khối lượng mỡ trắng trong cơ thể là “thủ phạm” chính gây nên thừa cân, béo phì - một “đại dịch” toàn cầu với 2,1 tỷ người mắc và 3,4 triệu ca tử vong mỗi năm.

Mỡ trắng là gì?

Các công trình nghiên cứu cho thấy, tế bào mỡ trắng là tế bào chứa một hạt mỡ lớn với 90 - 99% là a xít béo và glycerol (triglyceride), kích thước một tế bào mỡ trắng dao động từ 25-200 micron. Các nhà khoa học còn chỉ rõ, mỡ trắng chiếm tỷ lệ “áp đảo” với 93 - 97% tổng lượng mỡ cơ thể. Trong khi loại mỡ thứ hai là mỡ nâu có chức năng sinh nhiệt, được coi là loại “mỡ tốt” lại chỉ chiếm 3-7% và rất ít khả năng tăng lên.

Trong khi đó, tế bào mỡ trắng lại có thể tăng về kích thước lên gấp 20 lần so với ban đầu song song với sự gia tăng số lượng. Một người trung bình có tới 10 - 30 tỷ tế bào mỡ trắng, chúng được ví như vô số “chiếc túi cao su” có thể co giãn để hấp thụ và “giữ” đầy các hạt mỡ bên trong làm tăng sinh bất thường kích thước khối mỡ trắng. Điều này lý giải tại sao một người có trọng lượng 50-70kg nhưng khi  “phát  phì” có thể lên tới hơn 100kg, thậm chí là 200-400kg.

Mặc dù có vai trò dự trữ năng lượng cho cơ thể nhưng khi tích tụ quá mức mỡ trắng sẽ gây ra những tác động xấu lên các chức năng của cơ thể. Bởi vậy, mỡ trắng bị xem là “mỡ xấu”.

“Thủ phạm” chính gây thừa cân, béo phì

Theo các nhà khoa học, chính những thói quen hàng ngày trong ăn uống như: lạm dụng thức ăn nhanh giàu năng lượng, ăn quá nhiều chất béo, ngọt... cùng với lối sống ít vận động khiến năng lượng đưa vào cơ thể cao hơn năng lượng tiêu hao. Nguồn năng lượng dư thừa này được tích tụ quá mức dưới dạng mỡ trắng, đặc biệt tại vùng eo, bụng, đùi và gây nên tình trạng thừa cân, béo phì

Nguy hiểm hơn, mỡ trắng gia tăng tại các cơ quan nội tạng cũng gây ra hàng loạt các rối loạn chuyển hóa glucid, protid, lipid, tình trạng đề kháng insuline, tình trạng viêm nội mạc...và hậu quả là dễ mắc các bệnh lý như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gan nhiễm mỡ... Thậm chí là ung thư.

Bởi thế, mỡ trắng được xác định là “thủ phạm” chính gây tình trạng thừa cân, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.

Phát hiện mới về mỡ trắng giúp tìm ra giải pháp giảm cân an toàn

Khi nghiên cứu để “giải mã” tế bào mỡ trắng, bằng công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã có một phát hiện quan trọng về sự hiện diện của thụ thể PPARγ chính là yếu tố giúp tạo thành tế bào mỡ trắng mới. Khi PPARγ hoạt động mạnh, tế bào mỡ trắng càng tăng sinh và tích tụ nhiều hơn. Ngược lại nếu không có PPARγ thì không tạo thành tế bào mỡ trắng mới. Đồng thời, các nhà khoa học cũng phát hiện ra Perilipin, một loại protein có trên bề mặt tế bào mỡ, ngăn cản men lipase tiếp cận để ly giải mỡ.

Phát hiện trên đã tạo ra bước đột phá về phương pháp điều trị thừa cân, béo phì một cách an toàn. Đó chính là can thiệp sớm vào quá trình sinh trưởng và phát triển của mỡ trắng làm giảm sự tích tụ đồng thời thúc đẩy tăng ly giải mỡ trắng.

Từ kết quả này, Trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã tìm và chọn lọc ra các hoạt chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng về Belaunja và Mangastin mới đây đã được trường Đại học California - Davis Hoa Kỳ công bố cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân nặng, giảm số đo vòng eo, vòng hông và chỉ số BMI sau 2 đến 8 tuần sử dụng mà không gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, chán ăn hay ức chế thần kinh...

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính hai hoạt chất sinh học 7-Hydroxy-Frullanolide và Alpha-Mangostin trong Belaunja và Mangastin sẽ tác động cùng lúc, gây ức chế và làm giảm hoạt động của thụ thể PPARγ, ngăn không cho tế bào mỡ mới hình thành, nhằm giảm tích tụ mỡ trắng. 

Đồng thời hai hoạt chất này sẽ “tấn công” và làm “suy yếu” Perilipin, tạo điều kiện cho men lipase tiếp cận giọt mỡ để ly giải mỡ trắng, làm giảm kích thước tế bào mỡ trắng. Quá trình này sẽ làm giảm kích thước mô mỡ, đặc biệt ở các vùng tích tụ nhiều mỡ như eo, bụng, đùi...

Theo Sức khỏe & Đời sống
MỚI - NÓNG