Phát hiện mộ cổ nghìn năm

Phát hiện mộ cổ nghìn năm
TPO - Nhân chứng kể rằng, khi mới được đào lên, làn da của thi thể trong ngôi mộ vẫn đàn hồi như người sống, đồ tùy táng kèm theo gồm tơ lụa và trang sức. Niên đại của ngôi mộ khoảng cuối đời Tống, đầu thời Nguyên, chuyên gia khảo cổ tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc cho biết.

> Xác ướp nữ bí ẩn triều Minh 

Ngôi mộ được phát hiện khi nông dân san phẳng mỏm đất cao hơn 2m để thêm diện tích cày cấy. Người thôn Liên Đôn, huyện Bi Thạch, tỉnh Phúc Kiến kể rằng, mỏm đất này có từ hàng trăm năm nay. Người già trong thôn thường truyền tai nhau câu chuyện mộ của vị quan thời xưa từng được chôn tại đây. Nhưng, không ai ngờ, đó chính là mỏm đất nằm giữa những mảnh ruộng có từ nhiều đời.

Phát hiện mộ cổ nghìn năm ảnh 1

Ảnh chụp ngôi mộ cho thấy, bốn phía mộ là ruộng và núi. Giới khảo cổ phỏng đoán nơi này trước kia từng là rừng cây được núi non bao bọc. Dựa trên số lượng đồ tùy táng, độ tinh xảo của quần áo, túi gấm, trang sức..., người ta cho rằng đây là mộ một quan chức thời cổ.

Phát hiện mộ cổ nghìn năm ảnh 2

Do cần thêm đất canh tác, nông dân thôn Liên Đôn dùng máy xúc để ủi phẳng mỏm đất nói trên. Khi xúc hết lớp đất phía trên, máy xúc khựng lại do đụng phải nhiều miếng gỗ cứng. Thợ máy dùng xà beng cậy lớp gỗ thì phát hiện dưới đó là một quan tài.

Hôm qua, khi những chuyên gia khảo cổ của Viện khảo cổ Phúc Kiến tới nơi thì ngôi mộ đã bị cậy tung nắp. Chỉ còn thi thể, quần áo, cùng một ít đồ trang sức sót lại.

Phát hiện mộ cổ nghìn năm ảnh 3

Chuyên gia khảo cổ nói rằng, bên ngoài quan tài là loại gạch dạng cong và lớp sơn chưa rõ chất liệu, dày gần 20cm. Thi thể được ngâm trong dung dịch có mùi thơm nhẹ, nội tạng còn nguyên. Gỗ dùng làm quan tài được gọi là Kim Ti Nam Mộc, loại cực hiếm, thường dùng cho vua chúa và hoàng thân quốc thích.

Phát hiện mộ cổ nghìn năm ảnh 4

Văn Việt
Theo Thời báo hoàn cầu, Trung Quốc

Theo Dịch
MỚI - NÓNG