Phát hiện hóa thạch 'rồng biển' khổng lồ 180 triệu năm tuổi tại Anh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Di tích của một con "rồng biển" khổng lồ, dài 10 m, sống cách đây khoảng 180 triệu năm, đã được khai quật tại một khu bảo tồn thiên nhiên ở Anh. Đây là hóa thạch lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện ở Vương quốc Anh
Phát hiện hóa thạch 'rồng biển' khổng lồ 180 triệu năm tuổi tại Anh ảnh 1

Hóa thạch "rồng biển" dài 10m vừa được phát hiện tại Anh.

"Đây là một khám phá chưa từng có và là một trong những phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử cổ sinh vật học của Anh", trưởng nhóm khai quật Dean Lomax, một nhà cổ sinh vật học và là nhà khoa học tại Đại học Manchester, cho biết.

Mặc dù nhiều loài “rồng biển” ichthyosaurs như vậy đã được tìm thấy ở Anh, nhưng không có con nào lớn như phát hiện này.

Ichthyosaurs là một nhóm bò sát biển đã tuyệt chủng, hay thuộc một nhóm lớn, tiến hóa trong kỷ Trias khoảng 250 triệu năm trước và biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch 90 triệu năm trước, vào cuối kỷ Phấn trắng. Chúng có mõm dài và trông tương tự như cá heo thời hiện đại.

Hóa thạch mới được phát hiện thuộc về một loài ichthyosaur lớn có tên là Temnodontosaurus trigonodon - lần đầu tiên loài này xuất hiện ở Vương quốc Anh.

Các nhà khảo cổ đã khai quật hóa thạch này trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021. Khám phá này được giới thiệu trên một bộ phim truyền hình của Anh có tên " Digging for Britain ", phát sóng trên kênh BBC Two ngày 11/1.

Các nhà khảo cổ vẫn đang nghiên cứu, bảo tồn hóa thạch ichthyosaur và các bài báo khoa học về khám phá này sẽ được công bố trong tương lai.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG