Cán bộ công an huyện lừa tiền tỷ để chạy 'biên chế ngành'

Cựu công an Phạm Thế Anh.
Cựu công an Phạm Thế Anh.
TPO - Nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Phú Thọ vừa chuyển hồ sơ vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với bị can Phạm Thế Anh (35 tuổi, trú tại xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ), nguyên cán bộ Công an huyện Hạ Hòa, sang Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ để xét xử theo thẩm quyền.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra (CQĐT), từ năm 2006 Phạm Thế Anh công tác tại Công an huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Dù không có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn làm công tác tuyển dụng công dân vào ngành công an, nhưng từ tháng 2/2011 đến tháng 12/2015, Thế Anh đã nhận tiền của 18 người với tổng số tiền trên 6,5 tỷ đồng. Cụ thể, cựu cán bộ công an này đã chiếm đoạt của các bị hại hơn 5 tỷ đồng với lời hứa xin cho con em họ được đi nghĩa vụ ngành công an, “chạy” biên chế vào ngành công an, đi học các trường CAND nhưng bất thành.

Theo đó, anh Hiểu (quê Nghệ An) biết Thế Anh đang công tác tại Công an huyện Hạ Hoà, nên xin cho con trai mình vào công tác trong lực lượng công an. Thế Anh nhận lời và yêu cầu gia đình anh Hiểu chi 310 triệu đồng. Tiếp đó, anh Hiểu giới thiệu chị gái là Nguyễn Thị Tư (ở Nghệ An) liên hệ với Thế Anh, xin cho con trai vào học Trường trung cấp công an; Thế Anh thu của chị Tư 350 triệu đồng... Ngoài ra, Thế Anh còn nhận của chị Nguyễn Thị Hiền (ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) 500 triệu đồng để xin cho con chị Hiền đi nghĩa vụ cảnh sát…

Qua điều tra, đến tháng 5/2017, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Thế Anh về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. CQĐT xác định, trong số hơn 6,5 tỷ đồng trên, có hơn 1 tỷ đồng Thế Anh nhận của 10 người và 10 trường hợp này sau đó đã trúng tuyển đi nghĩa vụ công an.

Về 10 trường hợp này, cơ quan điều tra xét thấy, bị hại đã thoả mãn nguyện vọng và cho rằng đó là “thoả thuận dân sự”. Theo đó, CQĐT cho rằng, đối với 10 trường hợp này hành vi của Phạm Thế Anh không cấu thành tội phạm nên không đề cập việc xử lý hình sự. Làm việc với cơ quan điều tra, Phạm Thế Anh khai đã đưa cho một số lãnh đạo và cựu lãnh đạo Công an huyện Hạ Hòa, mỗi người 50 triệu đồng để xin suất đi nghĩa vụ cảnh sát cho một số trường hợp; đưa từ 10 - 20 triệu đồng/ suất cho cán bộ cơ quan y tế công an để xin xác nhận đủ sức khoẻ cho các trường hợp đi nghĩa vụ cảnh sát.

Ngoài ra, Thế Anh cũng khai đưa từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng cho một số cán bộ lãnh đạo Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an tỉnh Phú Thọ, cùng nhiều cán bộ công an ở Phú Thọ, Quảng Trị, Lào Cai... để xin suất đi nghĩa vụ cho các trường hợp mà bị can này giới thiệu. Tuy nhiên, kết luận của cơ quan điều tra cho rằng, việc đưa - nhận tiền của Phạm Thế Anh và những người liên quan đều không có căn cứ.

Hơn nữa, một phần tiền còn là “thoả thuận dân sự” xin đi nghĩa vụ công an của các bị hại. Chính vì thế, cơ quan điều tra không đề cập xử lý đối với những người liên quan.

Hiện Toà án nhân dân tỉnh Phủ Thọ đang hoàn thiện thủ tục để xét xử bị cáo Phạm Thế Anh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.