Pháp chuẩn bị hứng đợt đình công toàn quốc lớn kỷ lục

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Getty Images)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Getty Images)
TPO - Giới chức Pháp đang chuẩn bị đối phó với tình trạng gián đoạn nghiêm trọng khi hàng triệu người lao động cùng đình công để phản đối việc bị ép phải nghỉ hưu muộn hơn hoặc bị giảm lương hưu.

Các nhân viên trường học và ngành vận tải sẽ cùng cảnh sát, luật sư, nhân viên bệnh viện và sân bay tham gia cuộc đình công trên cả nước vào ngày 5/12 (giờ địa phương), trở thành cuộc đình công lớn nhất ở Pháp trong những năm gần đây, trong bối cảnh nhiều người không hài lòng với kế hoạch của Tổng thống Emmanuel Macron về hệ thống lương hưu tính theo điểm. 

Giới chức nói rằng họ đang lên kế hoạch để đối phó với tình trạng gián đoạn. 

Các lãnh đạo công đoàn cảnh báo họ sẽ tiếp tục hành động cho đến khi ông Macron từ bỏ lời hứa từ lúc tranh cử về việc cải tổ hệ thống lương hưu. 

Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy tỷ lệ ủng hộ đình công lên đến 69%, với nhóm ủng hộ mạnh nhất có độ tuổi từ 18-34. 

Chính quyền của ông Macron hy vọng có thể tránh lặp lại cuộc tổng đình công trên toàn quốc vì cải tổ hệ thống lương hưu vào năm 1995, khiến hệ thống giao thông bị tê liệt suốt 3 tuần  và tạo sức ép lớn đến mức chính quyền phải thảy đổi kế hoạch. 

Bộ trưởng Nội vụ Christophe Castaner phát biểu trước thềm cuộc đình công rằng sẽ có gần 250 cuộc đình công trên cả nước, và một số cuộc có thể biến thành bạo lực. 

“Chúng tôi biết sẽ có rất nhiều người tham gia đình công và chúng biết có những rủi ro gì. Tôi đã chỉ đạo cần bắt người ngay lập tức nếu xảy ra bạo lực hoặc nổi loạn”, ông Castaner nói.
Nhiều người biểu tình của phong trào áo vàng cho biết họ cũng tham gia phong trào đình công này. 

Pháp hiện có một hệ thống gồm cả tá mức trả lương hưu khác nhau và ông Macron muốn tạo ra một hệ thống đồng nhất. 

Kế hoạch mới của ông Macron là thưởng cho người lao động trong mỗi ngày họ làm việc. Những điểm số đó sẽ được chuyển đổi thành phúc lợi lương hưu trong tương lai. 

Trong vài năm qua, tuổi nghỉ hưu chính thức ở Pháp đã được tăng từ 60 lên 62, nhưng vẫn là độ tuổi thấp nhất trong nhóm các nước phát triển OECD. Tuổi nghỉ hưu ở Anh là 65. 

Kế hoạch tính lương hưu dựa trên điểm số sẽ loại bỏ mức lương lợi thế của những người làm việc trong một số ngành nghề như thủy thủ hay luật sư.

Những người nghỉ hưu trước tuổi 64 sẽ nhận được mức lương thấp hơn. Ví dụ, người nghỉ hưu ở tuổi 63 sẽ bị trừ 5% lương, và các nghiệp đoàn lo rằng điều này khiến người lao động phải làm trong trong thời gian dài hơn để nhận mức lương thấp hơn. 

Mức tuổi người lao động có thể bắt đầu nhận lương hưu dao động trong EU. Mức tiền (tính dựa trên GDP) để chi trả cho hệ thống hiện nay của Pháp là cao nhất thế giới, với 14%. 

Trước tình trạng dân số già hóa, ông Macron nói rằng kế hoạch lương hưu phổ quát của ông sẽ công bằng hơn hệ thống hiện tại. 

Nhưng nhiều người, trong đó có các nhân viên tàu điện ngầm, nói rằng hệ thống mới có thể khiến họ phải làm việc trong thời gian dài hơn vì lấy mất quyền nghỉ hưu sớm của họ, làm mất chế độ đãi ngộ ưu ái dành cho những người phải làm việc lâu dưới lòng đất.

Một cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy 75% người dân cho rằng cải tổ hệ thống lương hưu là cần thiết, nhưng chỉ 1/3 số người trả lời cho rằng chính phủ có thể làm được điều này. 

Theo theo BBC
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.