Ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước

Tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Như Ý
Tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Như Ý
TPO - Sáng nay (2/4), với hầu hết số phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức bầu ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, làm Chủ tịch nước. Tân Chủ tịch nước thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức.

Ngay sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết về Dự thảo Nghị quyết về kết quả bầu cử. Kết quả, với 460/465 số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về kết quả bầu cử ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước .

Ông Trần Đại Quang sinh ngày 12/10/1956, ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị XI, XII.

Ông Trần Đại Quang là giáo sư - tiến sĩ luật học và đã trải qua nhiều vị trí công tác trong ngành công an. Trước 2006, ông là Thiếu tướng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh, Bộ Công an. Tới tháng 4/2006, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ông Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, ông được bầu vào Bộ Chính trị. Sau đó, ông Trần Đại Quang được Quốc hội khoá XIII bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công An. Đến tháng 12/2012, ông được thăng quân hàm Đại tướng.

Tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông được bầu vào Bộ Chính trị.

Đến ngày 2/4, Quốc hội khóa XIII đã chính chức bầu ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước thay thế cho người tiền nhiệm là ông Trương Tấn Sang.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.