Ông Trầm Bê và phi vụ gây thiệt hại hơn 1.800 tỷ đồng

Ông Trầm Bê vừa bị bắt tạm giam để điều tra hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Trầm Bê vừa bị bắt tạm giam để điều tra hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
TPO - Ông Trầm Bê được xác định liên quan tới ông Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng Xây dựng (VNCB) trên 1.836 tỷ đồng.

Theo kết luận điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an), ông Trầm Bê bị bắt để điều tra về các sai phạm tại Sacombank và Ngân hàng Xây dựng (VNCB), liên quan tới vụ án Phạm Công Danh.

Cụ thể,  trên cơ sở điều tra của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46 - Bộ Công an), sai phạm của ông Trầm Bê được thể hiện: Trong giai đoạn 2 ‘đại án’ xảy ra tại VNCB, C46 đề nghị truy cứu ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) và 23 đồng phạm về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong sai phạm của ông Danh và đồng phạm, có sự vụ xảy ra liên quan tới ông Trầm Bê và Sacombank với khoản tiền lên tới trên 1.800 tỷ đồng.

Trong phi vụ dẫn đến sai phạm của ông Trầm Bê, đó là ông Danh gặp ông Trầm Bê với ý định vay 1.800 tỷ đồng của Sacombank. Được ông Trầm Bê đồng ý, ông Danh sử dụng pháp nhân 6 Cty đứng tên vay. 6 Cty này đều do ông Danh thành lập, giám đốc Cty đều là lái xe, bảo vệ, nhân viên tiếp thị… của Tập đoàn Thiên Thanh.

Theo C46, Sacombank cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn.

Mặc khác tại Hợp đồng bảo lãnh, chỉ có ông Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB - đại diện theo pháp luật) ký tên, trong khi người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh không hề ký tên vào Hợp đồng.

Sacombank hợp thức hóa sai phạm bằng cách lập các báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung “… khách hàng (là phía ông Danh – PV) sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường…”. Trong khi đó, chưa đủ căn cứ để đưa ra các báo cáo kiểm tra, giám sát như vậy. 

Ngoài ra Sacombank quyết định cho vay 1.800 tỷ đồng chưa thực hiện bảo đảm tiền vay như quy định về bảo lãnh…

Liên quan tới khoản vay 1.800 tỷ đồng này. Đến nay, ngân hàng Xây dựng (VNCB) ‘lãnh đủ’ thiệt hại. Ông Danh và các đồng phạm đang đối diện pháp luật bằng việc bị truy cứu hành vi “Cố ý làm trái…” và nay đến lượt ông Trầm Bê bắt, tạm giam và để điều tra hành vi như ông Phạm Công danh, nhưng ông Trầm Bê sai phạm nghiêng về nội dung ‘tiếp tay, giúp sức’ cho ông Danh.

Đơn cử là ông Trầm Bê bỏ qua hàng loạt quy định của ông Trầm Bê để 'phát vay' cho ông Danh…

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46) Bộ Công an đã khởi tố và bắt tạm giam ông Trầm Bê, nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank 4 tháng để điều tra hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ngoài ông Trầm Bê, C46 cũng khởi tố đối với ông Phan Huy Khang, nguyên thành viên hội đồng tín dụng, nguyên tổng giám đốc Sacombank. 

Ông Trầm Bê (nguyên quán Trung Quốc, ngụ tại TP.HCM) có trình độ cử nhân quản lý doanh nghiệp. Năm 2004 giữ chức phó chủ tịch Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank). Đến năm 2012 tham gia vào HĐQT của Sacombank. Đến ngày 24/2,  Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê tại Sacombank. 

MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
TPO - Sau vụ lùm xùm về quấy rối tình dục ở Nhã Nam, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng một bộ quy tắc về ứng xử nội bộ và thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về quấy rối tình dục, không để đời sống riêng của cá nhân ảnh hưởng xấu tới tập thể và thương hiệu.