Nứt đất cực mạnh do nước ngầm, trượt đất

Nứt đất cực mạnh do nước ngầm, trượt đất
TP - Ngày 8-6, nhiều nhà khoa học thuộc Viện Địa chất (Viện KH - CN Việt Nam), Viện Địa lý Tài nguyên TP HCM, Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 707 và các sở, ngành địa phương tiếp tục khảo sát khu vực lún, nứt đất ở thị trấn Di Linh (huyện Di Linh, Lâm Đồng) để làm rõ nguyên nhân.

> Đoàn chuyên gia các viện nghiên cứu vào cuộc

 
Nứt đất cực mạnh do nước ngầm, trượt đất ảnh 1

Lãnh đạo UBND huyện Di Linh cho biết, hiện tượng nứt đất kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay và ngày càng nghiêm trọng. Đã có 25 căn nhà hư hại, trong đó có căn đã đổ sụp, nhiều căn khác bị xê dịch móng, tường nứt toác, nguy cơ sụp đổ là rất lớn. Hơn 10 hộ dân phải di dời đến khu vực khác để lánh nạn.

Theo kỹ sư Đặng Đức Long (Đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước 707), sau hơn 1 tháng khảo sát, nghiên cứu cho thấy, quy mô nứt đất khu vực này cực mạnh (cấp 8): Các vết nứt ban đầu là những đường nhỏ dạng chân chim, sau đó phát triển thành vết nứt lớn, kéo dài, nhiều chỗ rộng từ 15 – 25cm.

Các vết nứt xuất hiện theo hình vòng cung với đường kính khoảng 300m. Nguyên nhân chính là do các yếu tố ngoại sinh: Quá trình phong hóa, cấu tạo sườn đồi chưa ổn định về mặt động lực học nên những cơn mưa lớn kéo dài hoặc mưa nhỏ dầm dề có thể kích hoạt tình trạng nứt và trượt đất trên phạm vi rộng.

Nước mưa ngấm nhanh làm nước trong đất bão hòa; mực nước ngầm ở các sườn dốc tăng cao, gia tăng áp lực nước, gây ra nhiều điểm nứt, trượt.

Hiện đang bước vào cao điểm mùa mưa, tình trạng nứt đất có thể xảy ra nhanh hơn, do đó phải thường xuyên quan trắc để kịp thời đưa ra biện pháp xử lý, khắc phục.

PGS - TS Phan Trọng Trịnh (Viện Địa chất) cũng cho rằng, tình trạng trượt đất quy mô lớn ở Di Linh là do độ dốc chênh lệch, lớp phủ bazan dày và đề nghị nhanh chóng khoan thăm dò địa chất để xác định cơ lý đất, mức độ trượt, trữ lượng khối trượt để khuyến cáo chính quyền và người dân trong khu vực.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
Sau kỳ nghỉ 5 ngày, chứng khoán diễn biến ra sao?
TPO - Kết thúc kỳ nghỉ lễ 5 ngày, chứng khoán trong nước sẽ trở lại giao dịch vào ngày mai (2/5). Dù VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 điểm, nhưng chuyên gia cho rằng nhịp điều chỉnh chưa xác nhận kết thúc. Thị trường sẽ có các nhịp rung lắc, nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tranh thủ nhịp hồi phục sắp tới để cơ cấu, hạ tỷ trọng về mức an toàn.
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
Quấy rối nhìn từ vụ ồn ào ở Nhã Nam
TPO - Sau vụ lùm xùm về quấy rối tình dục ở Nhã Nam, chắc hẳn nhiều doanh nghiệp cũng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng một bộ quy tắc về ứng xử nội bộ và thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về quấy rối tình dục, không để đời sống riêng của cá nhân ảnh hưởng xấu tới tập thể và thương hiệu.