Nướng đồ ăn mùa hè dễ gây ung thư qua… da?

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
TPO - Nướng thịt vào mùa hè nóng là điều kiện khiến cơ thể dễ bị nhiễm các hóa chất gây ung thư tiềm ẩn một cách đáng ngạc nhiên: các hóa chất này xâm nhập bằng cách hấp thụ qua da, một nghiên cứu mới từ Trung Quốc cho thấy.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người ngồi quanh một chiếc vỉ nướng sẽ tiếp xúc với hóa chất gọi là Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs)  và được hấp thụ qua da. PAHs có thể được sản xuất từ việc đốt các chất hữu cơ như than, xăng, gỗ và cả thịt được nấu chín bằng cách sử dụng “phương pháp nhiệt độ cao” như rán trên chảo nóng hoặc nướng trực tiếp, theo Viện ung thư quốc gia. Tiếp xúc với các hóa chất này có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư nhất định.

Nhưng hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào việc tiếp xúc với PAH thông qua thức ăn hoặc không khí, thay vì qua da. Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng trong quá trình nướng, người ta hấp thu lượng PAH qua da cao hơn là thông qua không khí, các nhà nghiên cứu cho biết. Đồng thời, mức độ tiếp xúc với PAHs lớn nhất xảy ra qua việc ăn thịt nướng, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Chúng ta biết rằng việc tiếp xúc với khói thuốc có thể khiến mọi người tiếp xúc với chất gây ung thư, bao gồm PAHs, có thể bị hấp thu qua da hoặc hít phải, theo lời của Tiến sĩ Kenneth Spaeth, giám đốc y học môi trường và nghề nghiệp tại Northwell Health ở Great Neck, New York, không tham gia vào nghiên cứu. “Nhưng nướng thịt không phải là môi trường gây nguy cơ tuyệt đối cho hầu hết mọi người”, ông nói.

Nói chung, không có mức độ tiếp xúc nào với chất gây ung thư đó là hoàn toàn an toàn, mặc dù tiếp xúc ít thì tốt hơn, thì Spaeth nói. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có lẽ không cần phải quá lo lắng về việc hấp thụ các hóa chất gây ung thư qua da trong khi tham dự các buổi tiệc nướng nếu không quá thường xuyên. "Đối với một người bình thường, nó không phải là một lo lắng lớn thực sự, vì hầu hết mọi người không tham gia vào hoạt động này mọi lúc," Spaeth nói với Live Science. Tuy nhiên, sự hạn chế là "khôn ngoan" đối với những người thường xuyên hút thuốc và ăn thịt nấu bằng phương pháp sử  dụng nhiệt độ cao, Speath nói.

Mối nguy hiểm từ BBQ

Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 20 người đàn ông tham dự một bữa tiệc nướng trong 2,5 tiếng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Những người tham gia được chia thành ba nhóm: Một nhóm ăn thịt nướng và không có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để tránh tiếp xúc với khói thông qua không khí và thông qua da của họ; một nhóm thứ hai không ăn bất kỳ thịt nào, nhưng bị tiếp xúc với khói qua không khí và qua da của họ; và nhóm thứ ba không ăn thịt và đeo mặt nạ đặc biệt để ngăn chặn hít phải khói nhưng vẫn tiếp xúc với khói qua da.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập các mẫu nước tiểu từ những người tham gia trước và sau BBQ, đồng thời thu thập các mẫu không khí trong BBQ để phân tích PAHs. Các nhà khoa học cũng tính toán các ước tính về sự hấp thụ PAH của mỗi người tham gia thông qua thực phẩm, không khí và làn da của họ.

Như các nhà nghiên cứu mong đợi, việc tiêu thụ thịt nướng ảnh hưởng tới mức độ tiếp xúc với PAH nhiều nhất. Nhưng các nhà nghiên cứu ước tính rằng sự hấp thu qua da là con đường gây nhiễm PAH cao thứ hai, sau đó là lượng không khí hít phải.

Nghiên cứu cũng cho thấy quần áo có thể làm giảm lượng PAHs được hấp thu qua da trong thời gian ngắn. Nhưng một khi quần áo bị bão hòa với khói, da có thể hấp thu lượng PAH lớn hơn, và do đó các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên giặt quần áo ngay sau khi rời khỏi khu vực nướng để giảm tiếp xúc. Spaeth cho biết việc mặc quần áo như tay áo dài và quần dài sẽ là một cách để giảm tiếp xúc với PAHs tại các bữa tiệc BBQ.

Ngoài ra, loại nhiên liệu đốt mà chúng ta sử dụng cũng ảnh hưởng đến lượng PAH được tạo ra, các loại khí đốt tự nhiên sẽ tạo ra ít PAH hơn so với than củi, ông nói.

Cuối cùng, nướng trong một khu vực thông gió tốt, chẳng hạn như ngoài trời sẽ tốt hơn hẳn so với bên trong một  cái lều hoặc khu vực hạn chế gió, có thể làm giảm tiếp xúc với PAHs, Spaeth nói.

Nghiên cứu được công bố ngày hôm nay (ngày 23 tháng 5) trên tạp chí Environmental Science & Technology.

Theo Theo Livescience
MỚI - NÓNG