Nuôi con cho mẹ F0

0:00 / 0:00
0:00
PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết đến thăm trẻ và động viên tinh thần các tình nguyện viên tại Trung tâm H.O.P.E
PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết đến thăm trẻ và động viên tinh thần các tình nguyện viên tại Trung tâm H.O.P.E
TP - Tình yêu thương con trẻ vượt lên nỗi sợ hãi trước hiểm nguy của dịch bệnh, những người phụ nữ với lòng nhân ái bao dung tình nguyện vào tâm dịch, chăm sóc cho các bé sơ sinh là con của những sản phụ F0 tại Trung tâm H.O.P.E (TPHCM). Có những bé đã không còn mẹ, mất liên lạc với gia đình...

Người mẹ thứ hai của bé

Lẫn trong tiếng mưa bất chợt trút xuống là tiếng khóc vọng lại của con trẻ và lời ru dịu ngọt của nữ tình nguyện viên: “Ầu ơi… ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Ầu ơi… khó đi mẹ dắt con đi…”. Tiếng ru bỗng nghẹn lại, bên nôi của bé gái chưa đầy một tháng tuổi. Người vừa cất lời ru là chị Nguyễn Thị Nghĩa (33 tuổi), một phụ tá nha khoa, ngụ tại quận Tân Phú.

Chị nghĩa tâm sự: “Mấy đêm liền em chẳng thể nào chợp mắt được bởi hình ảnh của những chị em mang thai mắc COVID-19 trong bệnh viện. Có người không qua khỏi để được nhìn mặt con, có những bé kém may mắn không có cơ hội được chào đời. Em là phụ nữ, từng mang nặng đẻ đau nên thấu hiểu nỗi khổ và sự khó khăn khi bầu bí.

Những gì mình đã trải qua khi sinh em bé 4 năm trước, trong giai đoạn cả xã hội đang bình an thì chẳng thấm vào đâu so với nỗi đau, sự sợ hãi mà những người mẹ giờ đây phải gánh chịu. Cảnh những cháu bé chào đời trong bệnh viện điều trị COVID-19, những người mẹ rơi vào nguy kịch làm tim em như thắt lại”.

Chính vì vậy, chị Nghĩa tình nguyện tham gia chăm sóc trẻ sơ sinh của những người mẹ F0 tại Trung tâm H.O.P.E. Trung tâm do UBND TPHCM phối hợp với Bệnh viện Hùng Vương lập ra, đặt tại Trường mầm non Họa Mi 2 (số 11, Lý Thường Kiệt, phường 12, quận 5).

Nuôi con cho mẹ F0 ảnh 1
Chị Nghĩa khóc lặng bên nôi của cháu bé vừa chào đời từ người mẹ F0

PGS.TS.BS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Hơn 3 tháng chiến đấu với dịch COVID-19, cả xã hội đã trải qua nhiều thăng trầm, có những nỗi đau rất lớn, đã chạm tới cả các em bé. Tại bệnh viện phụ sản, khi thai phụ mắc COVID-19 phải cách ly điều trị, khi lâm bồn sinh nở có nhiều ca mất cả mẹ lẫn con. Cùng với sự chung tay tiếp sức của lực lượng tình nguyện viên, Bộ Y tế đang cố gắng phối hợp với chính quyền địa phương và bệnh viện, cải thiện điều kiện chăm sóc, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho các bé trong giai đoạn đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp”.

Khi Bệnh viện Hùng Vương kêu gọi tìm người tình nguyện làm bảo mẫu cho các bé có mẹ F0, được chồng ủng hộ, gửi con nhỏ về nhờ ông bà ngoại cùng em gái chăm sóc, chị Nghĩa bước vào tâm dịch với tất cả tấm lòng của một người mẹ để “nuôi con cho người dưng”. Chị mong muốn giúp các bé vượt qua giai đoạn khó khăn khi không có cha mẹ, người thân bên cạnh.

Trong căn phòng dã chiến hơn 10 chiếc nôi, nhiều bé chìm vào giấc ngủ nhưng cũng có những bé “oa oa” đòi bế. Nhẹ nhàng bồng một bé trai mới 23 ngày tuổi lên, chị Cao Thiên Trang (30 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh) phát hiện bé có biểu hiện bị hăm tã ở vùng bẹn. Chị liền đưa bé đến bàn y khoa chăm sóc, dùng tăm bông bôi lớp kem trị hăm tã lên làn da đang đỏ au, nổi mẩn. Được nâng niu, chăm sóc kịp thời, cậu bé nằm im và thôi khóc.

Chị Thiên Trang kể: “Em là giáo viên mầm non, chọn nghề vì yêu con trẻ. Nay dịch bệnh bùng lên dữ dội, mỗi ngày giãn cách xã hội trôi qua trong bốn bức tường em cảm thấy nhớ trẻ đến cồn cào. Khi hay tin bệnh viện cần bảo mẫu, em đăng ký ngay và may mắn được nhận. Ở đây, các bé đều khoảng trên dưới một tháng tuổi, khó chăm sóc hơn so với những trẻ mầm non nhưng được cái bé nào cũng ngoan, cứ bú no là lăn ra ngủ, nhìn thương lắm. Em hy vọng dịch bệnh qua nhanh để các con sớm được trở về với vòng tay yêu thương của gia đình”.

Sinh ra chịu kiếp mồ côi

PGS.TS.BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương cho biết, từ tháng 4/2021 đến nay, bệnh viện tiếp nhận trên 1.000 thai phụ với gần 500 trẻ được sinh ra từ mẹ mắc COVID-19 và con số này ngày càng lớn. Trong gần 500 trẻ sinh ra từ mẹ mắc COVID-19, có những trẻ tử vong từ trong bụng mẹ, có những trẻ sinh ra non tháng vì buộc phải chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có những trẻ may mắn được sinh ra khi đã đủ tháng. Rất may mắn tỉ lệ trẻ nhiễm từ những người mẹ mắc COVID-19 rất thấp, dưới 1%.

BS Diễm Tuyết cho biết: “Bệnh viện phối hợp với chính quyền địa phương, đến từng gia đình theo thông tin hồ sơ bệnh án của sản phụ lưu lại bệnh viện, tìm hiểu lý do gia đình chưa đến nhận trẻ. Tuy nhiên, nhiều trẻ có thể đã không còn người thân. Trong trường hợp này dù rất đau lòng nhưng bệnh viện sẽ phải chuyển hồ sơ của các bé để giải quyết theo diện trẻ bị bỏ rơi tại bệnh viện, chuyển đến các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi”.

Trong khi thành phố đang thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch, người mẹ mắc COVID-19 phải cách ly tập trung nên các trẻ bình thường đủ tháng được sinh ra không có người thân chăm sóc ngày càng tăng. Hiện bệnh viện đang chăm sóc trên 130 trẻ có mẹ mắc COVID-19 và 50 trẻ có đủ điều kiện xuất viện nhưng chưa có người thân đến đón, thậm chí có những trẻ gần đầy tháng nhưng vẫn chưa được về với gia đình. “Chúng tôi nỗ lực liên hệ với sản phụ và thân nhân theo số điện thoại được cung cấp khi họ đến bệnh viện sinh. Hầu hết các gia đình chưa nhận bé là vì cha, mẹ đang trong thời gian điều trị, người thân cũng mắc bệnh phải nhập viện hoặc đang bị cách ly, chăm sóc y tế tại nhà, nên chưa đến nhận con được. Đến nay, có khoảng 30 trường hợp mất liên lạc hoàn toàn với người thân, trong đó có những người mẹ đã tử vong” - BS Diễm Tuyến nghẹn ngào.

Để chăm sóc tốt hơn cho con trẻ trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bé chưa có người thân đến đón, Bộ Y tế và UBND TPHCM chỉ đạo Bệnh viện Hùng Vương lập Trung tâm H.O.P.E. Trung tâm nhận được sự hưởng ứng và tham gia làm bảo mẫu chăm sóc trẻ của 25 tình nguyện viên tại nhiều quận huyện của thành phố. Tất cả tình nguyện viên đều có lòng yêu thương con trẻ, được bệnh viện tập huấn những kỹ năng cơ bản trong chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nội dung vận động của chương trình:

“Cùng Tiền Phong tiếp sức tuyến đầu chống dịch COVID-19”

I. CÁC LOẠI NGUỒN LỰC TIẾP NHẬN

1. Tiền: Bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt

2. Vật phẩm: Bao gồm nhu yếu phẩm và vật tư y tế

2.1. Máy móc, vật tư y tế:

- Vật tư y tế: Khẩu trang N95; Test nhanh COVID-19, quần áo bảo hộ cấp độ 3-4, tấm chắn giọt bắn, găng tay y tế, bình oxy, đồng hồ oxy, mặt nạ thở, xe đẩy bình oxy, bơm tiêm điện, nhiệt kế, bóng Abu, quần áo (dành cho bác sỹ, nhân viên y tế, bệnh nhân), nệm và tấm ga trải gường bệnh nhân (kích thước 90cm x 190cm x 5cm), cồn y tế, dép nhựa, sữa dành cho bệnh nhân.

- Máy móc y tế: Máy thở dòng cao, máy thở xâm lấn, máy Spo2 (máy đo nồng độ oxy trong máu), máy mornitor theo dõi bệnh nhân, máy siêu âm/máy siêu âm tim, máy chụp xquang di động, máy đo huyết áp tự động, máy đo đường huyết, máy hút đờm nhớt, máy khí động mạch, máy/bình phun khử khuẩn, máy nước nóng lạnh, xe cứu thương.

2.2. Nhu yếu phẩm:

- Lương thực: Gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).

- Thực phẩm: Thịt, cá đã chế biến, có thể bảo quản nhiều ngày trong nhiệt độ thường, các loại củ quả.

- Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo, muối, bột nêm, gia vị, nước mắm, đường, dầu thực vật, mỳ gói, lương khô.

- Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng, túi và sữa các loại.

- Các nhu yếu phẩm cần thiết khác: Khẩu trang y tế; sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; cồn, nước kháng khuẩn.

Các vật phẩm khác, chương trình cũng sẵn sàng tiếp nhận nhưng cần trao đổi, thống nhất trước, qua số điện thoại: 0977456112

II. NƠI TIẾP NHẬN

1. Tiếp nhận tiền qua tài khoản của báo Tiền Phong số: 1231.0000.062175, tại Ngân hàng BIDV, chi nhánh Quang Trung, Hà Nội, ghi nội dung chuyển khoản: “ung ho chong dich”

2. Tiếp nhận tiền mặt và vật phẩm:

2.1. Báo Tiền Phong, 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội, Điện thoại: 0977456112

2.2. Ban đại diện tại TP HCM, 384 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Quận 3, Điện thoại: 0913878567

2.3. Ban Đại diện tại Miền Trung, 19 Ngô Gia Tự, Đà Nẵng, Điện thoại: 0905203456

2.4. Ban Đại diện tại Nghệ An, 21 Hồ Xuân Hương, TP Vinh, Nghệ An. Điện thoại: 0943909979

2.5. Ban Đại diện tại Đồng bằng sông Cửu Long, số 41 Cách mạng Tháng 8, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ. ĐT: 0939290582

2.6. Ban đại diện tại Tây Nguyên, 52 Trần Nhật Duật, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Điện thoại: 0904150538

2.7. Văn phòng đại diện tại Bắc Giang, toà nhà các đơn vị sự nghiệp tỉnh Bắc Giang, đường Quách Nhẫn, TP Bắc Giang. Điện thoại: 0988104913

Bạn đọc tại các tỉnh thành khác ủng hộ chương trình xin liên hệ qua hotline báo Tiền Phong: 0977456112

Báo Tiền Phong sẽ tổ chức mua/vận chuyển vật tư, thiết bị y tế, hàng hoá và trao cho các địa chỉ cần theo phương thức trực tiếp hoặc qua hệ thống tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

MỚI - NÓNG
Vì sao lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng giảm?
Vì sao lượng nước về Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng giảm?
TPO - Các chuyên gia chỉ ra 3 tác động chính làm sụt giảm nước về Đồng bằng sông Cửu Long gồm biến đổi khí hậu, hoạt động tại chỗ và can thiệp từ thượng nguồn sông Mê Kông. Dẫn tới, nguồn nước sông chỉ đáp ứng được 50% diện tích sản xuất lúa của toàn vùng, trong khi hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng tăng.