Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Clinical Cancer Research, TS Tatjana Crnogorac - Jurcevic và cộng sự đã phân tích mẫu nước tiểu của 488 người, trong đó có 192 bệnh nhận ung thư tuyến tụy, 92 bệnh nhân viêm tụy mạn tính, 117 người bị bệnh gan hoặc túi mật và 87 người bình thường. Trong khoảng 1.500 protein có trong mẫu nước tiểu, nhóm nghiên cứu chú ý đến 3 loại protein quan trọng tên gọi LYVE1, REG1A và TFF1. Họ nhận thấy mức độ cả 3 protein này đều tăng cao ở những bệnh nhân ung thư tuyến tụy so với người mắc bệnh viêm tụy, bệnh nhân khác hoặc người lành mạnh. Sử dụng 3 dấu chỉ sinh học nói trên, họ có thể phát hiện sớm ung thư tuyến tụy với độ chính xác lên tới 90%.
Nhóm nghiên cứu khẳng định nếu ung thư tuyến tụy được chẩn đoán sớm, bệnh nhân có thể được giải phẫu kịp thời giúp tăng thời gian sống còn. Trong nhiều trường hợp, bệnh bị phát hiện khi đã trở nên nặng và thời gian còn sống chỉ trong khoảng từ 3 đến 6 tháng.