'Nữ tướng' sinh nhật ngày... quốc tế lao động

'Nữ tướng' sinh nhật ngày... quốc tế lao động
Nhiều bạn bè cho rằng, Dược sĩ Lê Thị Bình (Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm Tâm Bình) sinh ngày quốc tế lao động (1-5) nên cuộc sống của chị gắn với sự lao động không ngừng nghỉ. Nềm vui, với chị, chính là công việc, cống hiến.
Dược sĩ Lê Thị Bình (giữa) cùng cộng sự nghiên cứu tiêu chuẩn bài thuốc
Dược sĩ Lê Thị Bình (thứ hai từ phải sang) cùng cộng sự nghiên cứu tiêu chuẩn bài thuốc.

Dân cùng phố hay gặp người phụ nữ có gương mặt phúc hậu đi chợ, tự tay lựa từng mớ tôm, con cá, từng bó rau ngon về lo cho bữa cơm gia đình.

Ngày nghỉ, ai đến nhà chơi thi thoảng thấy chị cặm cụi bên chiếc máy khâu cũ, tẩn mẩn từng cây kim, sợi chỉ may vá quần áo cho chồng và thu vén, nhặt nhạnh từng cái chun rơi.

Thấy những cảnh ấy, ai cũng thấy đây đích thị là một bà nội trợ chính hiệu, có ai lại tưởng tượng rằng chị là “Nữ tướng” của hàng trăm nhân viên dưới quyền với một nhà máy sản xuất dược phẩm 8.000m2, được trang bị công nghệ hiện đại và đang xây dựng một phòng khám đa khoa lớn trên mặt con phố chính Kim Mã (Hà Nội).

Điều đáng nói nhất là chỉ từ một bài thuốc gia truyền, chị đã nghiên cứu thành công nhiều sản phẩm mới, phục vụ hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

Dường như nghề thuốc đã vận vào đời chị, trở thành cái nghiệp. Sinh ra trong một gia đình mà những người phụ nữ đều theo nghề thuốc gia truyền: Bà ngoai rồi mẹ, cho đến chị tính ra đã là truyền nhân đời thứ ba.

Từ khi ở trong bụng mẹ, chị đã nghe tiếng chày giã thuốc của bà; còn nhỏ đã theo mẹ đi hái thuốc về sao chế, biết cách lắc thúng vê viên. Nghề thuốc đã ngấm vào chị từ lúc nào. Chính vì thế, tốt nghiệp THPT, chị chọn học trường Dược để có một trình độ nhất định kế nghiệp thuốc.

Phút đời thường
Phút đời thường.

Đời bà, mẹ chị bào chế thuốc thủ công lắm, chính vì thế mà thuốc gia truyền ngày xưa làm theo kiểu truyền thống là dạng viên hoàn cứng, tuy tốt nhưng khó tiêu hóa, người bệnh cũng khó hấp thụ- nhất là với người cao tuổi.

Đến đời chị thì sản xuất đã có máy móc, trang thiết bị hiện đại, có máy đóng nang, ép vỉ, sản phẩm làm ra mẫu mã đẹp chẳng thua kém thuốc ngoại, thuận lợi hơn cho sử dụng bảo quản nhưng giá thì thấp hơn nhiều.

Điều quan trọng hơn cả là đời bà truyền sang cho đời mẹ cũng chỉ có môt sản phẩm chữa phong tê thấp nhưng đến đời chị thì đã tạo thêm được các sản phẩm cho Bệnh gút, bệnh khớp và bệnh đại tràng... mang tên mình.

Nghe thì giản đơn thế nhưng Dược sĩ Bình đã phải mất thời gian dài nghiên cứu và làm đi làm lại nhiều lần để tạo ra sản phẩm mới, áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc chiết xuất và tinh chế dược liệu chuyển đổi từ dạng viên hoàn cứng sang dạng viên nang mới đạt đến thành công như hôm nay.

Sản phẩm Viên Gout Tâm Bình, Viên Khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình… đã được nhiều người bệnh tin dùng bởi chất lượng và hiệu quả, lại tiện lợi, dễ sử dụng.

Do bào chế từ chính thảo mộc trong nước nên cả phải chăng phù hợp túi tiền người dân vì thế mà đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhiều người.

Làm nghề dược đã lâu, những nghiên cứu, sản phẩm của chị được nhiều người biết đến nhưng chị vẫn giữ được cái nét chân chất mộc mạc hồn hậu như vậy. Nói cười thì như cởi lòng cởi dạ, gặp người quen thì từ xa đã tíu tít khiến ai đã gặp thì khó có thể quên.

Gia đình hạnh phúc
Gia đình hạnh phúc.

“Mình cứ sống thật cho người ta quý, người ta thương. Mà đã được người ta quý, người ta thương rồi thì làm gì cũng thuận lợi, chẳng phải sợ gì hết”- Chị nêu ý kiến rạch ròi.

Quan điểm làm nghề của chị cũng na ná như vậy: Làm thật và làm bằng hết cái Tâm, cái Đức- có như thế mới được bền. Chính vì vậy mà tên công ty chị đặt ngay là Tâm Bình, hàm ý để răn mình và nhắn nhủ mọi người trong công ty: làm nghề thuốc phục vụ cho con người phải lấy cái Tâm cái Đức lên hàng đầu rồi mới nghĩ đến bản thân. Giúp được ai thì giúp hết tâm, hết sức, làm từ thiện chi ra đến tiền tỷ cũng không tiếc vì giúp được người cơ nhỡ có cơ hội.

Trong cuộc sống đời thường, Dược sĩ Bình chắt chiu bao nhiêu thì trong lao động, quản lý cũng vậy, chị com cóp từng chút một, luôn căn dặn nhân viên không được lãng phí, một hạt thuốc rơi cũng phải nhặt lên…, có biết vun vén, tiết kiệm thì mới làm được nên cơ nghiệp.

Cuộc đời, sướng- khổ với mỗi người mỗi khác, không ai biết thế nào mà đo. Có người tuy cuộc sống không sang giàu nhưng cứ thong thả mà sống, chẳng phải bon chen - như thế cũng được coi là sướng.

Có người rong chơi suốt ngày dù cuộc sống chẳng bằng ai nhưng họ không hề thấy khổ vì với họ: chơi là lãi.

Có những người được coi là giàu có, thành đạt nhưng công việc tối mặt, tối mũi, chẳng có được ngày nghỉ, đến bữa ăn cũng quấy quá cho xong, thì chắc cũng chẳng phải là sướng.

Còn như Dược sĩ Bình - là Tổng Giám đốc của công ty Dược phẩm Tâm Bình với trăm công nghìn việc, lúc nào cũng tay năm tay mười, lao động gấp dăm gấp bẩy người thường, rảnh ra được tý lại chăm cho cái tổ ấm với trăm thứ việc không tên, thì nhìn bên ngoài, người ta cho là khổ. Nhưng gương mặt chị lại luôn ánh lên sinh lực dồi dào, đôi mắt long lanh đầy nhiệt huyết, không thấy biểu hiện gì của sự mệt mỏi do sức nặng công việc.

Có lẽ, công việc của chị đạt được thành công như ý nguyện?

Có lẽ, chị có một tổ ấm vẹn tròn với người chồng biết chia sẻ và những đứa con ngoan…?

Nhưng cũng có người cho rằng, vì chị sinh vào ngày 1-5, ngày quốc tế lao động nên cuộc sống của chị gắn với sự lao động không ngừng nghỉ và niềm vui chính là công việc, là cống hiến.

Có lẽ vì vậy mà tuy vất vả nhưng chị là người phụ nữ hạnh phúc…

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.